Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Hà Giang phải tập trung thúc đẩy giải ngân đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực.
Những năm qua, Trạm Kiểm soát Biên phòng Pác Bó, Đồn Biên phòng cửa khẩu Sóc Giang, BĐBP Cao Bằng đã triển khai nghiêm túc Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Quá trình thực hiện, cán bộ, chiến sĩ đơn vị luôn gắn với nhiệm vụ chính trị, qua đó, tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Áo dài là một di sản văn hóa đặc thù của cố đô Huế, với Đề án “Huế - Kinh đô áo dài” vừa được phê duyệt kinh phí, đây được coi là động lực để phát triển ngành kinh tế áo dài gắn với sự phát triển của văn hóa cố đô.
Chúc mừng Đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước khẳng định Phật giáo luôn là một tôn giáo yêu nước, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc "Hộ quốc, an dân".
Ngày 25/5, Đảng ủy BĐBP Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam; Kết luận số 31-KL/TW về Chiến lược Quân sự Việt Nam và tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 154-CT/ĐUQSTW, ngày 09/4/2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới (2008-2023). Đại tá Lê Văn Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Quảng Bình chủ trì hội nghị.
Để xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh khá của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trở về từ Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị năm 2023 cấp Bộ Tư lệnh BĐBP với giải Nhất, Đại úy Vũ Lý Huỳnh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Xuân Đài, BĐBP Phú Yên vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc. Anh chia sẻ: “Hội thi là “sân chơi” trí tuệ, bổ ích, giúp tôi bồi dưỡng nâng cao kiến thức toàn diện, năng lực, trình độ chuyên môn, từ đó áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị. Cảm xúc của tôi từ hồi hộp đến vỡ òa khi biết mình đoạt được giải cao nhất”.
BĐBP Đắk Nông có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 141,045km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Địa bàn đơn vị quản lý gồm 7 xã thuộc 4 huyện biên giới. Trong thời gian qua, tình hình chủ quyền lãnh thổ được luôn được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới của tỉnh cơ bản ổn định; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt các mặt công tác, trong đó, trọng tâm là công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; huấn luyện, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”.
Ngày 23/5, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc tại Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hải Phòng. Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP tham gia đoàn công tác.
Chiều 24/5, tại Hà Nội, Đảng ủy BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị (GDCT) tại đơn vị trong giai đoạn mới (gọi tắt là Chỉ thị số 124) và 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Đề án). Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì hội nghị.
Sau hơn 3 tháng miệt mài học tập, nghiên cứu tiếng dân tộc thiểu số, giờ đây, những cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Đắk Lắk đã thuần thục kỹ năng nghe, nói với tiếng dân tộc Ê Đê, giúp cho tình quân dân nơi biên giới ngày càng gần gũi, thắm thiết hơn.
Quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội là sai trái, hết sức phản động vì nó hướng đến mục đích: tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội “bị lầm đường, lạc lối”, mất phương hướng chính trị, xa rời lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là phương cách để chúng dễ bề thực hiện âm mưu, thủ đoạn chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Đến nay, Việt Nam có hàng chục di sản văn hóa được công nhận ở cấp độ toàn cầu, cùng với một hệ thống đồ sộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương. Đó chính là yếu tố nền tảng, tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ, động lực phát triển ngành du lịch. Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giá trị di sản văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người cũng như các tôn giáo hoạt động và tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp các tôn giáo, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Ngày 23/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trong Quân đội năm 2023. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em dự và phát biểu tại buổi lễ.