Người Khmer đến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long khá sớm, họ đến đây mang theo chữ viết riêng; những phong tục, tập quán riêng. Phần lớn theo đạo Phật, thanh niên lớn lên vào chùa xuống tóc đi tu, học giáo lý Phật học và học văn hóa trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành.
Tại các địa phương khu vực Tây Nam Bộ có đông đồng bào Khmer sinh sống như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, từ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Khmer, nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc đã được giới thiệu tới du khách trong và ngoài nước.
Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…
Vì có vị trí địa lý đặc biệt khuất dấu dưới chân đèo Cả của biển Phú Yên, vịnh Vũng Rô từng được chọn là điểm cập bến cho nhiều chuyến liên tiếp “Đoàn tàu không số” chi viện cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước, làm nên “Sự kiện Vũng Rô” năm 1965. Ngày nay, Vũng Rô vẫn nguyên vẹn là một vịnh biển sâu, quanh năm hòa lẫn sắc xanh biển trời và đời sống ngư dân ngày càng giàu mạnh.
Hiện nay, cả nước chỉ có 2 bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh. Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh được xây dựng từ năm 1995 nằm trong quần thể khu di tích văn hóa cấp quốc gia chùa Âng và thắng cảnh ao Bà Om. Với hàng trăm hiện vật được lưu giữ, đây không chỉ là niềm tự hào của người Trà Vinh, mà còn là nơi gìn giữ và tôn vinh nét văn hóa nhiều thế hệ của hơn 1,5 triệu đồng bào Khmer Nam bộ.
Dùng gốm đỏ - dòng gốm duy nhất được làm từ phù sa sông Mê Kông để xây nhà, ông Nguyễn Văn Buôl - một nghệ nhân có gần 30 năm theo nghề đã nhen nhóm khát vọng hồi sinh gốm đỏ. Xây một ngôi nhà từ tình yêu với gốm không chỉ là sự thấu hiểu gốm, mà còn là niềm hy vọng vào sự trường tồn của nghệ thuật gốm phù sa qua lửa đồng bằng.
Đầu năm 2019, 17 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc các loại hình nghệ thuật dân gian liên tục được xếp hạng nhằm có chế độ bảo tồn tốt hơn, cho thấy chúng có thể đang ngày càng mai một. Nghệ thuật Rô-băm của người Khmer Nam bộ là một ví dụ điển hình.
Phong tục đón mừng năm mới là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người dân ở mỗi quốc gia, mang hàm ý chung là cầu mong một năm mới nhiều may mắn, an lành trong tình yêu, sức khỏe và tiền bạc. Điều thú vị là, phong tục đón năm mới ở mỗi nước rất khác nhau và vô cùng phong phú.
Việt Nam tự hào là nước có đường biên giới và bờ biển dài, là lợi thế lớn để xây dựng và phát triển mạng lưới các khu kinh tế (KKT) cửa khẩu. Theo thống kê, hiện cả nước đang có 21 tỉnh có KKT cửa khẩu tại biên giới với khoảng 25 cửa khẩu được quy hoạch làm KKT cửa khẩu, hoặc được áp dụng chính sách KKT cửa khẩu. Dưới đây là một số KKT cửa khẩu, cảng biển lớn của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, với nhiều tiềm năng và thế mạnh lớn trong tương lai.
Tỉnh An Giang có gần 70 ngôi chùa Khmer, trong đó tập trung chủ yếu ở hai huyện biên giới Tịnh Biên và Tri Tôn. Các ngôi chùa này không chỉ là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo của người Khmer, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong khu vực. Những ngôi chùa Khmer được xem như một biểu tượng văn hóa vật chất, tinh thần của đồng bào với những đặc điểm kiến trúc hết sức độc đáo và đặc sắc.
Đối với cộng đồng người Khmer Nam bộ, chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của họ. Vì mọi hoạt động trong các lễ hội luôn gắn chặt với ngôi chùa. Lễ Kathina (lễ dâng y cà sa hay dâng bông) chính là một trong những lễ hội thể hiện rõ nhất nét cố kết cộng đồng và sự hết lòng của người Khmer với bổn sóc và ngôi chùa.
Hàng năm, cứ vào dịp Tết Dolta, người dân từ khắp nơi trong cả nước lại nô nức đổ về vùng Bảy Núi - An Giang để xem hội đua bò. Những cuộc tranh tài vô cùng quyết liệt nhưng rất nhân văn chính là nét văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo người dân tham gia. Đặc biệt, đối với những người tâm huyết với lễ hội đua bò, họ luôn trăn trở để tìm cách đưa lễ hội này trở về với đúng nghĩa của nó là “ngày hội” đích thực của những người nông dân.