Từ xửa từ xưa, người Việt đã có câu “Vui như Tết”. Vậy thì Tết xưa vui như thế nào, cũng là dịp Tết đến để cùng nhau hiểu thêm về một nét đẹp độc đáo trong tâm thức người Việt. Tết là dịp được ăn, được chơi, được tặng quà và nhiều nghi lễ được bảo tồn và gợi lại truyền thống dân tộc. Chẳng thế mà, trong nhịp sống hiện đại, có lúc có ý kiến cho rằng nên… bỏ Tết Nguyên đán, mà nhập vào Tết Dương lịch cho gọn nhẹ, đỡ tốn thời gian, nhưng đã là phong tục thì đâu dễ gì bỏ được?
Thẳm sâu trong tiềm thức, từ khi tôi còn là một cậu bé ngồi lọt thỏm ở trong lòng bố, những câu chuyện về chiến trường biên giới phía Nam, về con người và mảnh đất nơi miền Tây xa xôi đã trở nên thân thương quá đỗi. Để rồi, cho đến hôm nay, tôi đã trải qua gần hai mươi năm làm người lính bảo vệ biên cương miền Tây Nam Bộ. Từ biển Bãi Bồi chót Mũi Cà Mau, cho đến đồng bằng sông Vàm Cỏ, điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Long An và Tây Ninh, đồng thời cũng là vùng giao thoa giữa hai miền Đông - Tây Nam Bộ. Miền Tây đã thuộc về vùng đất của cuộc đời tôi, yêu thương, máu thịt.
Có một ngôi chùa mà người dân quê tôi hay gọi là chùa Nổi - Ngôi chùa nằm giữa vùng biên giới nơi tiếp giáp với Campuchia. Chùa còn có tên gọi khác là Cổ Sơn tự, tọa lạc tại ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa không lớn, kiến trúc đơn giản, nhưng vào ngày rằm, lễ, Tết luôn có đông khách thập phương từ phương xa về viếng chùa, cầu may, cầu duyên, cầu gia đạo bình an. Nơi đây còn là di tích lịch sử và mang đậm nét văn hóa cổ xưa.
“Đang ăn cơm, có điện thoại yêu cầu sang Campuchia cấp cứu chở người bệnh đi nhà thương. Tui bỏ chén cơm xuống đi liền. Bà vợ nói: “Ông và xong chén cơm rồi hãy đi”. Tui quát: “Trời đất, đi cấp cứu bệnh nhân mà còn cố và xong chén cơm, đến nơi họ chết mất thì sao?”. Từ đó về sau, dù có điện đi nửa đêm, gà gáy, hay mưa bão, bà vợ hổng dám nói một lời chậm trễ với tui nữa”.
Trong ngày hội lớn kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959 - 3/3/2019) và 30 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2019), được tổ chức tại Hà Nội, ngày 2-3, có sự hiện diện của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các tỉnh, thành phố biên giới, các lão thành cách mạng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có uy tín và thế hệ trẻ BĐBP tiêu biểu đang ra sức cống hiến, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Trong không khí tưng bừng của ngày hội lớn, phóng viên Báo Biên phòng đã ghi lại cảm xúc của các đại biểu về niềm tự hào và truyền thống 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng BĐBP.
Ông Trần Văn Thạnh được bầu giữ chức Phó ban quản tự chùaBửuSơnKỳHương, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đến nay đã được 20 năm. Trong suốt thời gian đó, ông thường xuyên cùng với người thân trong gia đình vận động tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo làm công tác từ thiện và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tích cực cùng với BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.
Trong 2 ngày 16 và 17-8, tại Tây Ninh, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín, tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, Ba Chúc là thị trấn thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cách biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia 7km đường chim bay, vùng đất này là cửa ngõ xuống đồng bằng miền Tây Nam bộ. Về Ba Chúc hôm nay, bên những cánh đồng lúa trải dài tít tắp, những mái nhà kiên cố mọc lên san sát, không ai ngờ rằng gần 40 năm trước, mảnh đất này đã từng phải gánh chịu nỗi tang thương, đau đớn đến tận cùng...
Những ngày đất trời phương Nam chìm trong cái khô nóng kéo dài, tôi tìm về Vĩnh Xương, vùng đất giáp biên giới Cam-pu-chia của tỉnh An Giang. Tại sao lại là Vĩnh Xương, chứ không phải một địa danh khác trên vùng đất Tân Châu nổi tiếng buôn bán sầm uất nằm bên bờ sông Tiền? Đơn giản bởi nơi đây có cột mốc biên giới 241, là điểm thiêng liêng, đánh dấu nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt...
Trong gần 30 năm đất nước đổi mới, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta cơ bản ổn định; hệ thống quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được bổ sung, hoàn thiện; công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo hướng hoạt động theo phương châm "tôn giáo đồng hành cùng dân tộc". Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã tạo nên bức tranh sinh động đầy sức sống.