Sáng 10-3, tại thủ đô Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027. Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Lây truyền từ mẹ sang con là một trong 3 con đường lây nhiễm HIV. Thông tin đáng mừng là có thể giảm thiểu lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tới mức thấp nhất, nếu người mẹ được tư vấn sử dụng thuốc ARV đúng cách trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, do thiếu thông tin mà nhiều phụ nữ nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số không biết tới điều này dẫn tới mất cơ hội sinh ra những người con khỏe mạnh, không có HIV.
Từ năm 2014, Việt Nam chính thức cam kết và triển khai các hoạt động để đạt mục tiêu 90-90-90 trong phòng, chốngHIV/AIDS vào năm 2020, hướng tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Tuy nhiên, từ thực tế tới mục tiêu vẫn còn rất nhiều thách thức, dù nước ta đang ở chặng đường cuối.
Ngày 30-1, Tổ chức Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam (VNP+) phối hợp cùng Cục Phòng, chốngHIV/AIDS, Bộ Y tế và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ thông qua Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Hướng tới Chương trình Phòng chốngHIV/AIDS Bền vững (USAID SHIFT) tổ chức sự kiện “Hành trình truyền cảm hứng: Bảo hiểm y tế - Cánh tay nâng đỡ”.
Tại Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), từ ngày 8 đến 10-6, các nhà lãnh đạo các nước thành viên LHQ đã thống nhất đi đến quyết định ra Tuyên bố Chính trị về việc Kết thúc đại dịch AIDS. Đây được coi là cam kết mạnh mẽ nhất để các nước chung tay và nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được "Mục tiêu 90-90-90" vào năm 2020 và hướng tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm dẫn đầu đã tới New York, Hoa Kỳ tham dự Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhằm Kết thúc đại dịch AIDS, diễn ra từ 8 đến 10-6 tại trụ sở Liên Hợp quốc.
Nhân tháng hành động quốc gia phòng, chốngHIV/AIDS năm 2015, ngày 1-12, tại Học viện Hậu cần, Ban Phụ nữ Quân đội đã tổ chức buổi lễ truyền thông hưởng ứng chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu năm 2015, ý nghĩa ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và hội viên phụ nữ về tác hại to lớn của dịch bệnh để chủ động phòng ngừa, tránh phânbiệtkỳthịvớingườinhiễmHIV/AIDS.
"Tôi bị nhiễm HIV từ chồng 8 năm trước. Tôi biết, một số ngườinhiễm HIV có ý định "trả thù đời" một phần cũng do sự kỳthị. Người bệnh chưa chết vì bệnh nhưng có thể chết vì bị kỳthị. Song lẽ nào cứ lẩn tránh mãi? Tôi đã vượt qua những ngày tháng đen tối nhất của cuộc đời và vươn lên giúp người". Trong căn nhà nhỏ ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, chị Trần Thị Thu Mai mở đầu câu chuyện về mình như thế.
Năm 2006, mô hình can thiệp phòng chốngHIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) do Ngân hàng thế giới và DFID tài trợ được thực hiện tại 14/32 tỉnh, thành phố. Sau 7 năm triển khai, đến nay, kiến thức và khả năng phòng chốngHIV/AIDS ở nhóm đồng bào dân tộc được thụ hưởng đề án đã tăng lên đáng kể.
Thành lập từ tháng 8-2011, đến nay, Câu lạc bộ (CLB) "Nắng cuối trời" đã trở thành địa chỉ tin cậy, là ngôi nhà chung của những người từng nghiện ma túy hay bị nhiễmHIV/AIDS TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. CLB được sự hỗ trợ của dự án Trung tâm Huy động cộng đồng Việt Nam phòng chốngHIV/AIDS và Trung tâm Phòng chốngHIV/AIDS tỉnh.
Việt Nam đã giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch bởi xu hướng lây lan đang thay đổi. Trong bối cảnh đó, việc các tổ chức quốc tế cắt giảm mạnh kinh phí triển khai cho chương trình phòng, chốngHIV/AIDS đã khiến Việt Nam khó đạt mục tiêu thiên niên kỷ số 6 về HIV/AIDS.
Ngày 24-9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Tăng cường sự tham gia và hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chốngHIV/AIDS”.
Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TƯ của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới", 5 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh tích cực đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ để từng bước đẩy lùi "cái chết trắng". Tuy nhiên đến nay, tình hình tội phạm ma túy ở Thái Bình vẫn diễn biến hết sức phức tạp; số xã, phường, thị trấn có ma túy hiện chiếm 97,2% tổng số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Một số tụ điểm về ma túy đã được triệt phá nhưng đã xuất hiện trở lại, bước đầu phát hiện một số đường dây lớn đưa ma túy vào tỉnh.
Trở lại huyện miền núi, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), nơi một thời được coi là ngã ba trung tâm của “tam giác ma túy”, tôi không khỏi bàng hoàng nhận ra, sau cơn bão AIDS, người dân nơi đây đã vươn dậy với niềm tin mãnh liệt về một tương lai tươi sáng. Người dân khắp các bản làng Mường Lát hôm nay đang say sưa, mải miết làm việc trên nương, ngoài rẫy với hy vọng xóa đi ký ức về một quá khứ buồn.