Địa danh YTý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) từ lâu đã trở nên nổi tiếng, gần gũi, thân thương đối với du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, hoang sơ, nét văn hóa truyền thống nguyên sơ, dân dã. Đặc biệt, chợphiênYTý được mở vào thứ 7 hằng tuần đã trở thành điểm đến hấp dẫn để du khách khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hình ảnh thu nhỏ của đời sống, sản xuất, sinh hoạt văn hóa-tinh thần, vẻ đẹp đất và người vùng cao YTý.
Trong những năm vừa qua, không chỉ gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, với thế mạnh là tỉnh biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số với phong phú các lễ hội, phong tục, nghi lễ độc đáo khác nhau, nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai đã biết tận dụng và phát huy lợi thế để thực hiện lợi ích kép, biến di sản thành tài sản…
Phát huy thế mạnh nông nghiệp có nhiều sản phẩm đặc hữu và nông sản bản địa, những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã chú trọng phát triển mạnh loại hình du lịch nông nghiệp, đặc biệt là du lịch mùa hoa, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân và sức bật mới ở vùng cao biên giới.
Như cánh đại bàng vượt qua hoạn nạn, ngay từ những ngày đầu tiên trở lại trạng thái “bình thường mới”, thành phố (TP) Hồ Chí Minh đã có những bước đi thận trọng, phù hợp, linh hoạt để vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa thích ứng với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. TP năng động, nghĩa tình đang từng bước hồi sinh.
Có một dải đất nơi cuối trời Tây Bắc mà chỉ nhắc đến cái tên đã gợi cho người nghe cảm giác xa lơ xa lắc. Đó là xã YTý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), nơi gần như quanh năm mây mù bao phủ, bị “ướp” trong giá rét suốt cả mùa Đông. Khí hậu nơi đây khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn là thế, nhưng năm nào cũng vậy, cán bộ, chiến sĩ Đội Sản xuất số 3, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345, Quân khu 2 và BĐBP đều sẵn sàng gác lại tình riêng, cùng ở lại chung vui, đón mừng Xuân mới với bà con dân bản, làm cho cái Tết quân-dân trên đỉnh trời YTý thêm tươi vui, đầm ấm.
Những ngày này, khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, trên dọc tuyến biên giới tỉnh Lào Cai, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đang quyết liệt triển khai các biện pháp để bảo vệ biên giới, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch Covid-19 không để lây lan vào địa bàn biên giới.
YTý, xã biên giới xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nằm trên độ cao gần 2.000m so với mực nước biển có kiểu thời tiết đặc trưng mây giăng bốn phía, sương mù gần như quanh năm. Ấy vậy mà, giữa chốn mây mù bảng lảng suốt năm đó lại có những dòng sông mây khổng lồ đẹp đến nao lòng. Đó cũng là lý do chẳng phải vô cớ, khách du lịch cứ trở đi, trở lại nơi này để tận hưởng cuộc sống chầm chậm trôi trong khoảng không gian tĩnh lặng, mơ mộng của những dòng sông mây khổng lồ và cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Rất nhiều người chúng tôi gặp đều nói 40 năm trước khi bám trụ ở biên giới, không ai có thể tưởng tượng được có ngày như bây giờ, khi cuộc sống đã dường như trở nên dễ dàng hơn nhiều lắm. Nhưng người dân vẫn còn nhiều băn khoăn...
Triển lãm ảnh “Thư Đồng Văn” đang diễn ra tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm, là một triển lãm đặc biệt bởi quy tụ 50 bức ảnh chụp bằng phim đen trắng về thiên nhiên, con người và cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) cách đây hơn 20 năm, của Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Hữu Tuấn. Triển lãm mang đến cho người xem cảm xúc đặc biệt về vẻ đẹp của thiên nhiên, sự mộc mạc, dung dị của con người nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc.
Khác hẳn với mùa Xuân điệp trùng, bao la, bạt ngàn sắc hoa đào, hoa đỗ quyên bung nở đỏ thắm, miền cổ tích sương giăng mây phủ YTý (Bát Xát, Lào Cai) có một mùa Thu dịu dàng, đang làm nên nét riêng trong hành trình khám phá những bí ẩn huyền diệu của mảnh đất đã được tạp chí danh tiếng về du lịch Thrillist bình chọn là điểm đến tuyệt vời mà ít người biết ở châu Á...
Ngày 11-2, tại TP Lào Cai đã diễn ra lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2017 Lào Cai - Tây Bắc với chủ đề "Sắc màu Tây Bắc". Đây là sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội tiêu biểu, có quy mô quốc gia và quốc tế. Qua đó, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Lào Cai và của các tỉnh vùng Tây Bắc; thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch với các địa phương khác trong khu vực và cả nước.
Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp trải nghiệm trên cung đường biên giới của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Men theo tuyến đường lên biên ải, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt với chộn rộn cảm xúc giữa sắc đào phai bung nở trên các triền núi, một cảm giác thiêng liêng khó tả. Bát Xát là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, mặc dù không nổi tiếng như Bắc Hà hay Sa Pa, nhưng Bát Xát là một điểm du lịch còn mới mẻ khá hấp dẫn đối với du khách. Nơi đây là địa bàn sinh sống của các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, Giáy… đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Nhưng có lẽ, điều mà người dân ở vùng biên Bát Xát bắt đầu gần hơn với thế giới, là khi bà con biết làm du lịch từ chính việc phát huy bản sắc dân tộc mình.
"Xã YTý của chúng tôi có nhiều thôn, bản cách trung tâm xã gần 20km như Hồng Ngài, Sim San, giao thông đi lại rất khó khăn. Trước đây, tôi thường phải đi bộ tới các thôn, bản để tuyên truyền, vận động chị em sinh đẻ có kế hoạch, xóa mù chữ, tham gia các hoạt động xã hội khác. Họp với chị em xong là khoảng 9-10 giờ đêm mới trở về nhà, tôi cứ vừa đi vừa chạy thôi. Đi đường rừng, một thân một mình tôi rất sợ, nhưng đi nhiều thành quen". Lời tâm sự ấy của chị Nông Thị Xưởng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã YTý, Bát Xát, Lào Cai đã gây cho tôi ấn tượng mạnh.
Những ngày giáp Tết, tôi cùng Tiến sĩ Nông Văn Páo, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng đến tìm hiểu về hoạt động thương mại của người dân khu du lịch thác Bản Giốc, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Người dẫn chúng tôi là Trung tá Biên phòng Mê Văn Đạt, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Đàm Thủy. Điểm đến của chúng tôi là chợ đường biên Co Muông.