Không chỉ gương mẫu thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, khi có tình huống đột xuất, Trung úy Dương Trọng Hà, Phó Đội trưởng Đội Vũ trang, Đồn Biên phòng Na Loi, BĐBP Nghệ An luôn xung kích thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Công tác ở địa bàn nào, người cán bộ Biên phòng trẻ này cũng quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tham mưu cho chỉ huy đơn vị có những giải pháp để giúp đồng bào từng bước nâng cao đời sống.
Nói đến nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An, nếu như người dân tộc Thái có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, người Mông có nghề rèn, người Khơ Mú có nghề đan lát thì người Thổ có nghề đan võng gai truyền thống. Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con, mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của đồng bào dân tộc Thổ.
Những tưởng mọi thứ “đầu xuôi đuôi lọt”, Đỗ Ngọc Tuấn và Nguyễn Văn Phương chắc mẩm có gần trăm triệu đồng để tiêu xài, bởi cả hai đã vượt cả ngàn cây số an toàn, chỉ còn công đoạn cuối cùng là “giao hàng” cho chủ. Thế nhưng, ở phút cuối cùng, sự xuất hiện của lực lượng phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP đã làm đổ bể kế hoạch của 2 “người vận chuyển”.
Bằng uy tín và sự gương mẫu của mình, ông Chu Xé Lù, người Hà Nhì, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã biên giới Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã bền bỉ vận động con cháu, nhân dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Ông cũng là nhân tố tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình làm mẫu cho các hộ dân khác làm theo.
Với người dân xứ đảo tiền tiêu, cá voi được sùng kính như vị thần biển cả, nơi bão tố từng cuốn đi bao con người, nhưng cá voi đã xuất hiện để nhiều người có cơ hội trở về với quê hương, gia đình.
Bị bắt quả tang khi đang vận chuyển trái phép số lượng lớn ma túy tổng hợp, Trần Hoàng Minh Nhật chắc chắn phải chịu án phạt nghiêm khắc từ pháp luật. Thế nhưng, khi đối diện với mẹ và em gái, y hiểu rằng, bản án lương tâm đã đến trước và sẽ còn dai dẳng mãi.
Sáng 10-1, Thiếu tá Nguyễn Văn Chánh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Đoàn Xá, BĐBP thành phố Hải Phòng, cho biết: Đơn vị vừa hoàn chỉnh hồ sơ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối tượng Nguyễn Văn Hiến, sinh năm 1984, đăng ký thường trú thôn Kép 1, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy và pháo nổ.
Chiều 4-12, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ghi hình Chương trình Gala 15 năm “Chúng tôi-Chiến sĩ”. Tới dự chương trình có: Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP; Đồng chí Đỗ Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, học viện, nhà trường và đại diện 10 đơn vị xuất sắc được khen thưởng năm 2021.
Ngày 12-11, Trung tá Nguyễn Văn Đề, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Ninh Bình, BĐBP Ninh Bình đang làm nhiệm vụ tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 tại Đồn Biên phòng Long Khốt, BĐBP Long An thì nhận được tin mẹ qua đời ở quê nhà vì bệnh nặng. Dù rất muốn về quê chịutangmẹ nhưng do yêu cầu nhiệm vụ, anh đã nén đau thương ở lại đơn vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Long An.
Bám sát diễn biến của dịch Covid-19, Bộ Tư lệnh BĐBP đã nhiều lần điều động cán bộ ở tuyến sau chi viện cho các “điểm nóng” nhằm đảm bảo giữ vững “thành trì” chống dịch ở cửa ngõ biên giới. Những người lính tăng cường đã xác định tinh thần trách nhiệm cao nhất, nhanh chóng hòa nhập đơn vị mới, vượt qua gian khổ, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ngày 30-9, Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn (BĐBP An Giang) cho biết, đơn vị đã lập bàn thờ bái vọng và tổ chức lễ viếng mẹ ruột của Thiếu tá Huỳnh Phụng, cán bộ BĐBP tỉnh Khánh Hòa tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 tại đơn vị.
Đồn Biên phòng Tân Thành đã lập bàn thờ vọng để đồng đội, chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị đóng quân đến thắp hương mẹ của cán bộ Biên phòng qua đời do mắc Covid-19 trong khi đồng chí đang thực hiện nhiệm vụ không thể về quê chịutang.
Nhận được tin mẹ mất, Thượng úy Nguyễn Văn Tân, nhân viên Văn thư-Bảo mật, Văn phòng cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang và Thiếu tá Phan Thanh Xuân, Chính trị viên Đại đội Cơ động, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động thuộc BĐBP Kiên Giang đã nén nỗi đau ở lại đơn vị cùng đồng đội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được ghi nhận là một nhà văn hóa lỗi lạc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông còn được người đời biết đến với tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều, cũng như tài tiên tri hiếm có trong lịch sử dân tộc. Với tài năng và đức độ của một nhà nho, nhà giáo, ông được nhân dân tôn kính lập đền thờ tại quê nhà - xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Di tích lịch sử Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Nhận được tin mẹ qua đời tại quê nhà, Đại úy Trần Việt Cường, Phó Trạm trưởng Trạm kiểm tra giám sát trên sông (Biên phòng cửa khẩu cảng thành phố Hồ Chí Minh, BĐBP thành phố Hồ Chí Minh) đã nén nỗi đau ở lại đơn vị cùng đồng đội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.