Mấy mươi năm qua, chẳng ai còn nhớ bước chân già A Biu đã đi lang thang những đâu để tìm ching chiêng, đàn, trống, tượng gỗ… rải rác trong cộng đồng Ba Na. Bây giờ, già A Biu lại bắt tay vào làm du lịch cộng đồng để mọi người cùng hướng theo.
Trong những ngày đầu mùa thu, chúng tôi về buôn Lé A, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên và được thưởng thức tiếng đàn Goong của ông Ma B’Hoa, sinh năm 1957 - một người Ê Đê yêu âm nhạc truyền thống. Âm thanh rộn ràng, lúc cao vút, lúc trầm bổng… đã cuốn hút chúng tôi từ những thanh âm đầu tiên.
Ngày 14/10, Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Đối với đồng bào dân tộc Thái ở các huyện miền núi Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Tương Dương… thuộc miền Tây Nghệ An, Tết Độc lập (2/9) được coi là Tết lớn của đồng bào. Tết Độc lập được đồng bào tổ chức to như Tết Nguyên đán với phần lễ trang trọng và nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, thể hiện tấm lòng biết ơn của đồng bào đối với Đảng, với Bác Hồ đã mang đến nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Mới đây, có dịp về xã Đắc Pring, huyện Nam Giang- một xã vùng biên xa xôi phía Tây của tỉnh Quảng Nam công tác, chúng tôi được gặp gỡ với ông Zơ Râm Ngăm, một “chứng nhân sống” trong công tác lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống để trò chuyện, tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Ve.
Ở các huyện miền Tây Nghệ An có 5 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú. Trong quá trình chung sống, giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các dân tộc, nền văn hóa của dân tộc Kinh đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt đời sống sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là đối với các dân tộc Thái, Thổ. Từ đó, dẫn đến nguy cơ mai một, phai nhạt dần bản sắc văn hóa các dân tộc.
Với niềm biết ơn và cảm xúc dâng trào, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Đảng nghĩ số triệu dân, nghĩ sức nước sông Cả, sông Hồng/ Nghĩ vóc dáng những Trường Sơn, dung mạo những đồng bằng/ Ta nghĩ chuyện nghìn năm chưa kịp nghĩ/ Và đôi mắt thần của Đảng chiếu tầm xa...” để thấy được những thành tựu đất nước ta gặt hái được hôm nay chính là kết tinh từ tâm sức, trí tuệ của lòng dân ý Đảng.
Theo chân anh Trần Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Kót, chúng tôi ghé thăm ông Lê Xuân Diệu (71 tuổi), dân tộc Cor ở thôn 1, xã Trà Cót khi ông đang cắt đo những thanh tre để chế tác nhạc cụ. Bỏ dở công việc làm đàn, ông tiếp chuyện chúng tôi.
Vượt lên những khó khăn thường nhật, nén bao giọt nước mắt vào lòng, các thầy cô đã lặng thầm cống hiến tuổi thanh xuân để mang đến những mầm xanh hy vọng cho những mảnh đất khô cằn, thắp sáng ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số. Đó là tâm sự của các thầy, cô giáo có mặt tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức.
Là người quê ở Hà Nội, thường trú tại khu phố 9, phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, anh Trần Hồng Cảnh yêu thích tiếng sáo trúc từ khi còn nhỏ, đến nỗi hễ nghe tiếng sáo vi vu ở đâu đó là tìm đến nghe cho bằng được. Anh kể: “Khi còn học lớp 4, tình cờ nghe tiếng sáo cất lên dưới thuyền. Tiếng sáo rất hay, ở trên bờ, mình chạy bộ theo một đoạn để nghe, cho tới khi tiếng sáo xa dần...”.
Trong kho tàng nhạc cụ truyền thống Tây Nguyên, cồng chiêng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, với không gian diễn xướng gần như là bất tận. Ẩn dưới bề mặt thô ráp, cũ kỹ màu thời gian, cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ đơn thuần là loại nhạc cụ, mà hơn thế nữa, đó là biểu hiện cho tâm hồn, cốt cách của mỗi dân tộc. Một số loại chiêng còn được nhân gian nhìn nhận như một thực thể sống, trở thành vật linh thiêng bậc nhất trong đời sống cộng đồng. ChiêngTha của người Brâu là một trong số đó…
Thiếu tướng Ngô Thái Dũng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP cho biết, trong đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, BĐBP đã thu giữ trên 730kg ma túy các loại; gần 110.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu; 42 tấn nguyên liệu thuốc lá; 57,8 tấn đường; 82 tấn gia súc; 20 tấn dược liệu; 101.718 lít dầu DO; 4,5 tấn pháo và nhiều tang vật khác. Đây là thành tích xuất sắc, thể hiện sự chủ động, tích cực, xác định rõ nội dung, biện pháp đấu tranh, tập trung vào các tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm của các đơn vị BĐBP trên cả nước.
Những ngày đầu tháng 12-2019, khu vực biên giới tiếp giáp giữa tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn (Lào) nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện băng giá. Lợi dụng thời tiết khắc nghiệt, một nhóm đối tượng đã lén lút cắt rừng vận chuyển 60 bánh heroin từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ. Tuy nhiên, ngay khi các đối tượng xâm nhập khu vực biên giới, lực lượng của Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP phối hợp với Công an tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã kịp thời bắt giữ cùng toàn bộ tang vật. Để có được kết quả trên, các trinh sát trong Chuyên án 1119L2 phải mất nhiều thời gian lần theo dấu vết đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.
Sau nhiều tháng thu thập thông tin, chứng cứ, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP phối hợp với Công an tỉnh Hủa Phăn (Lào) chặt đứt đường dây mua bán vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam tiêu thụ, bắt giữ 4 đối tượng, thu giữ tang vật 60 bánh heroin.
Nếu Biển Hồ được ví như “đôi mắt” dịu dàng của người con gái, thì hai ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (phía Bắc) và Hàm Rồng (phía Nam) phải được xem là “đôi vai” săn chắc của “chàng hiệp sĩ” phố núi Pleiku (Gia Lai). “Đôi vai” săn chắc ấy có một sức sống mãnh liệt, tâm hồn thoáng đãng, đúng với phong cách của chủ nhân đất rừng Tây Nguyên. Vào tiết lập Đông, “hiệp sĩ” phố núi bắt đầu vươn vai, thể hiện cá tính mạnh mẽ của mình qua lớp áo vàng rực màu hoa dã quỳ…