Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị quản lý đoạn biên giới dài 22,807km và phụ trách địa bàn xã A Vao, huyện Đakrông có tổng số 736 hộ/3.397 nhân khẩu, chiếm hơn 90% là người dân tộc thiểu số Pa Kô. Để giúp người dân hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiếnsĩ Đồn Biên phòng A Vao đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn đơn vị phụ trách.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng chuyến thăm Bulgaria của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác song phương đi vào chiều sâu, thực chất, toàn diện mọi lĩnh vực.
Dân tộc Chăm là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tại tỉnh Bình Thuận và có nhiều vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh biên giới biển. Trong thời gian qua, BĐBP Bình Thuận đã có nhiều chương trình, biện pháp nhằm vận động người dân tộc Chăm vào công tác bảo vệ an ninh biên giới biển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở khu vực biên giới biển, ngày 29/4/2022, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Tổ chức tập huấn chuyên sâu; tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025". Trên cơ sở đó, BĐBP tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả đề án này.
Đó là thông tin được đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam chia sẻ tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VII năm 2023.
Là một quốc gia ven biển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển tiếp giáp với các nước láng giềng. Trong quá trình giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ với các quốc gia láng giềng, Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí áp dụng các quy định của luật pháp quốc tế và cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Diễn đàn Kinh tế quốc tế phương Đông lần thứ 8 (EEF 2023) diễn ra tuần qua tại thành phố Vladivostok, Nga đã cho thấy nhiều triển vọng hợp tác giữa Nga và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Sáng 18/9, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộngsản Việt Nam, Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng và gia đình đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng theo nghi thức Lễ tang Cấp cao.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.
Những ai đã từng một lần đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu phía Đông Bắc Tổ quốc - đảo Cô Tô ngàn trùng sóng vỗ, chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi đến thăm cột cờ chủ quyền Tổ quốc hiên ngang, sừng sững giữa biển trời Đông Bắc. Cột cờ ấy không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, mà còn bồi đắp cho mỗi người tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển, đảo ở một nơi vô cùng đặc biệt - đảo Cô Tô - nơi cách đây 62 năm Bác Hồ đã về thăm.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của văn hóa đọc đối với sự phát triển của xã hội.
Tại vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của cả nước hiện vẫn còn 18.338 căn nhà ở cần được hỗ trợ. Do vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 đã thiết kế Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, với mục tiêu: Hộ đồng bào DTTS nghèo; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn chưa có nhà ở hoặc có nhà ở tạm, dột nát được hỗ trợ xây dựng nhà ở đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.