Nhận được tin nhắn của nhà thơ Phạm Vân Anh, hiện đang công tác tại Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị BĐBP khiến niềm vui và sự xúc động dâng lên trong lòng tôi. Vân Anh nhắn, hiện nhóm nữ dịch giả Hà Nội các chị đang may và tìm địa chỉ chuyển tặng hàng trăm chiếc áo thun “cờ đỏ sao vàng” cho học sinh các lứa tuổi trên địa bàn biên giới cả nước trong dịp khai giảng năm học mới 2023-2024.
“Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biên giới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo”.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Thuê xe tập lái được hiểu là bạn sẽ đi thuê một chiếc xe ô tô 4 - 7 chỗ và được những giáo viên hướng dẫn cho bạn cách điều khiển xe ngoài đường chi tiết nhất. Nếu tập lâu, tập nhiều, bạn sẽ được bổ sung các kiến thức lái xe vững chắc, cách điều khiển xe đúng cách trong nhiều địa hình - thời tiết phức tạp, cũng như bạn sẽ có được nhiều sự tự tin hơn khi lái xe tham gia giao thông.
Trước khó khăn của người dân trên địa bàn, Đồn Biên phòng Tân Hà, BĐBP Tây Ninh đã kết nối với các nhà hảo tâm cùng chung tay làm nhà, tặng sinh kế để “xây” nên những mái ấm trên biên cương. Thực tế cho thấy, người lính quân hàm xanh ở hoàn cảnh nào, đều không ngại ngần, sẵn sàng chìa đôi tay, nghiêng đôi vai giúp người dân vượt qua gian khó, từ đó, tạo nên thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.
Với 38 thôn, buôn trải dài hơn 71km đường biên giới, đi qua địa phận 4 xã thuộc 2 huyện (Buôn Đôn và Ea Súp), có thể nói khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là một trong những nơi đất rộng người thưa, xa xôi cách trở bậc nhất trên địa bàn Tây Nguyên. Ở đây có những khu dân cư nằm cách trung tâm xã hàng chục km và cách đồn Biên phòng (BP) quản lý địa bàn cả ngày đường dành cho người đi bộ. Xa xôi, cách trở là thế, nhưng nhờ sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương, cũng như sự đồng hành sẻ chia của người lính BP, biên giới giờ đây tuy xa mà cũng thật gần…
Ngày giúp bà con xây bể nước dưới cái nắng đổ lửa, tối lại lên lớp dạy chữ cho đồng bào, nhưng những người lính Biên phòng chưa khi nào nề hà vất vả, bởi tất cả đều vì mục đích làm cho cuộc sống của bà con tốt hơn. Những việc làm đầy trách nhiệm, thắm tình quân dân ấy là nền móng vững chắc để cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ở dải đất biên cương xa xôi này.
Sau thời gian triển khai, các mô hình sinh kế do Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế hỗ trợ cho người dân khu vực biên giới xã Trung Sơn, huyện A Lưới đã mang lại những tín hiệu tích cực, từng bước giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Năm 2017, Phú Lũng (huyện Yên Minh) là xã biên giới đầu tiên của tỉnh Hà Giang “về đích” nông thôn mới khiến rất nhiều người bất ngờ, bởi với điều kiện tự nhiên nơi đây thì việc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có thể nói là một kì tích. Trực tiếp gặp gỡ từ cán bộ xã đến cán bộ thôn hay người dân bình thường, chúng tôi đều cảm thấy sự nỗ lực, bền bỉ của chính quyền và nhân dân như những cây xanh bật sức sống trên cao nguyên đá này.
Không phải nghề nông nhưng trên “cánh đồng biên giới”, những người lính Biên phòng (BP) vẫn luôn cần mẫn, dẻo dai như nhà nông thực thụ. Chỉ có điều, mùa vụ đối với họ không tính theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa, củ khoai, mà kéo dài theo năm tháng, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của các chủ nhân nơi đất làng. Có những “mùa vàng” được đơm hoa kết trái sau chuỗi ngày dài vận động “nói đi đôi với làm” từ cộng đồng ra cánh đồng, nhưng cũng có niềm vui chợt đến sau chiếc hàng rào tách bạch giữa con người với vật nuôi, hay trong lớp học dành cho những người lớn tuổi. Để có được “mùa vàng” nơi biên giới, người lính BP đã cống hiến bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm của mình...
Ngồi trên bãi biển giữa buổi chiều hè nắng chói chang, những lão ngư ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hướng đôi mắt nặng trĩu lo toan về phía biển. Sự cơ cực của nghề “ăn sóng, nói gió” hằn rõ trên khuôn mặt đầy vết chân chim cùng đôi bàn tay gân guốc, đen sạm của những lão ngư này.
Cà Mau - vùng đất thiêng nơi cuối trời Tổ quốc ngày nay đã trở thành điểm đến yêu thích, lý tưởng của nhiều du khách, bởi nơi đây hội tụ vẻ đẹp vừa nên thơ, trữ tình, vừa bao la, hùng vĩ. Quả không ngoa khi nói rằng, tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, giàu tiềm năng phát triển với rừng vàng, biển bạc mà không nơi nào có được. Người dân Cà Mau thì hào sảng, mến khách, thân thiện... Các món ăn ở đây đậm đà văn hóa dân gian Nam Bộ, mộc mạc, bình dị, mà đong đầy tình người Đất Mũi.
Với đồng bào Giẻ Triêng, đàn m’bin là vật dụng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần. Còn với ông A Quá (thôn Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), đàn m’bin như người bạn tri kỷ, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống thường ngày.
Thiếu tá Phạm Ngọc Hoàng, Chủ nhiệm bộ môn Biên phòng – Pháp luật, Khoa Cơ bản, Trường Trung cấp 24 Biên phòng là một cán bộ trẻ, trưởng thành từ các phong trào của Đoàn Thanh niên, luôn giữ lửa trách nhiệm, sáng tạo trong công việc và cuộc sống.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Dù kê còn có tên gọi khác là Lakhôn Bassắc, nghĩa là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Bassắc (sông Hậu). Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian.