Tuổi thơ không được may mắn như các bạn đồng trang lứa, nhưng Thượng sĩ Hà Chung Kiên, dân tộc Nùng, học viên Tiểu đoàn 3, Học viện Biên phòng luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để học tập giỏi, rèn luyện tốt, quyết tâm trở thành người sĩ quan Biên phòng “vừa hồng, vừa chuyên”.
Từ rừng sâu, Hồ Thị Nứt và các chị em của mình được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị đưa về đơn vị chăm sóc, nuôi dưỡng và tạo điều kiện đến trường. Giờ đây, không chỉ biết chữ, cô gái nhỏ còn có ước mơ và sống hạnh phúc vì làm được những việc có ích.
Những năm qua, tỉnh Cao Bằng luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua đó, con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2022, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tiếp tục chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 9. Trải qua các kỳ tuyên dương, quy mô, chất lượng Lễ tuyên dương ngày càng được mở rộng, nâng cao; đặc biệt, đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ người DTTS nỗ lực hơn nữa, “vượt qua chính mình” để hội nhập và phát triển cùng với học sinh, sinh viên, thanh niên cả nước.
Huyện Đắk Đoa từng là địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao của tỉnh Gia Lai. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ sở, lồng ghép nội dung tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức, đến nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Đắk Đoa được đẩy lùi. Đồng bào các dân tộc trong các thôn, xã dần hình thành ý thức xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng, múa xoang, người làng Kte-Kchăng (xã Đắk Song, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã không ngừng truyền dạy cho nhau những bài chiêng, điệu xoang truyền thống. Từ đó, góp phần vào việc bảo tồn văn hóa của người Bahnar vùng Đông Trường Sơn.
Với quan điểm: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) và miền núi. Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông ở vùng DTTS và miền núi được củng cố và phát triển. Các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều đã có lớp mầm non, tiểu học; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; các huyện đều có trường trung học phổ thông và nhiều trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), bán trú đã có đóng góp lớn trong tạo nguồn, phát triển nhân lực chất lượng cho vùng DTTS và miền núi.
Sáng 3/9, tại Khối 4, thị trấn Mường Xén, huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An, Giáo sư, Tiến sỹ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ khánh thành, bàn giao công trình Trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn và chào mừng năm học mới 2022-2023.
Pháp luật không thể bao quát, điều chỉnh toàn bộ các hành vi của con người, trong đó có cách ứng xử trên mạng xã hội, mà còn cần có sự điều chỉnh từ góc độ chuẩn mực đạo đức, văn hóa của cộng đồng.
Ý chí vươn lên mạnh mẽ là điều tôi cảm nhận được từ chàng thanh niên dân tộc Nùng Hà Chung Kiên ngay trong lần trò chuyện đầu tiên. Thuở ấu thơ của Kiên là những ngày tháng cơ cực, vất vả bởi cả cha lẫn mẹ đều mất sớm. Ngã rẽ cuộc đời tốt đẹp đến với cậu học trò này từ chính tình yêu thương, đùm bọc của những người lính Biên phòng. Chính vì lẽ đó, Kiên luôn tâm niệm sẽ sống và cống hiến hết mình cho cộng đồng, cho biên cương Tổ quốc.
Để đáp ứng được kỳ vọng và hoàn thành các mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật tại khu vực biên giới, biển đảo mà Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã đề ra, những năm gần đây, Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai đồng bộ, đa dạng các hình thức, biện pháp gắn với công tác vận động quần chúng nhân dân chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, đến nay, các đồn Biên phòng đã trực tiếp nhận hỗ trợ, đỡ đầu gần 3.000 lượt cháu học sinh với mức 500.000 đồng/cháu/tháng (đến khi học hết lớp 12). Cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng đã ủng hộ nguồn kinh phí gần 95 tỷ đồng để hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu. Hiện nay, các đồn Biên phòng đang nhận nuôi 359 cháu, trong đó, có 239 cháu nhận nuôi tại đồn, 120 cháu nhận nuôi tại gia đình.
Ngày 28-10, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2018-2021 và kí kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025. Tại hội nghị, hai cơ quan đã thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, đánh giá các chính sách phát triển GD&ĐT vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), từ đó làm cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế trong tình hình mới.
Trải qua bao gian lao, thử thách, từ những ngày kề vai, sát cánh cùng chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược đến ngày hòa bình thống nhất, tình hữu nghị Việt Nam - Lào anh em cứ thế được nâng lên những tầm cao mới. Và hôm nay, những con người thật, việc thật trên suốt dọc dài đường biên giới chung hai nước vẫn ngày qua ngày nỗ lực vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị này “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.
Những năm công tác tại địa bàn 2 xã Hướng Việt và Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, trên 24 thôn, bản của 2 địa phương đặc biệt khó khăn này, nơi nào cũng có dấu chân của Thiếu tá Hoàng Minh Thiết, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị. Mỗi ngày xuống với dân, tận mắt chứng kiến cuộc sống vất vả của người dân, anh đã nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân, tích cực tham mưu cho Ban chỉ huy đơn vị tìm hướng giúp nhân dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.