Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ bảy, 10/06/2023 02:49 GMT+7

Từ khóa: "Chị Triệu Thị Trang"

Đồng hồ quartz nữ dây kim loại giá bao nhiêu, hãng nào tốt?
Đàm phán đưa hàng thủy sản vào hệ thống siêu thị

“Đàm phán” đưa hàng thủy sản vào hệ thống siêu thị

“Tôi thường hay nhắc nhở nhiều doanh nghiệp phân phối của thành phố (TP) Hồ Chí Minh, ráng nhịn một chút, chăm sóc các doanh nghiệp, hợp tác xã còn non trẻ ở miền Trung, để họ sản xuất ra những sản phẩm tốt. Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất nông thủy sản cũng ráng một chút, để sản phẩm của mình đạt được ngưỡng chất lượng, rộng đường đi vào hệ thống siêu thị, lên sàn thương mại điện tử”.

Mạch ngầm lưu giữ và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống

Mạch ngầm lưu giữ và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống

Trân quý di sản cha ông để lại, những người nông dân chân lấm tay bùn, những nghệ sĩ không chuyên, văn nghệ sĩ đã và đang thực hiện những hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc theo cách riêng của mình. Điểm chung nhất ở họ là tình yêu nghệ thuật, đam mê sáng tạo và sự nhiệt huyết. Họ cũng là những cá nhân vinh dự được nhận Giải thưởng Đào Tấn năm 2023 dành cho các tập thể, cá nhân có tác phẩm sân khấu, văn hóa, hội họa, âm nhạc xuất sắc, đóng góp tích cực trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức cho trẻ em khu vực biên giới nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
Ý nghĩa nhân văn từ mô hình Ngân hàng dê trên biên giới Sơn La

Ý nghĩa nhân văn từ mô hình “Ngân hàng dê” trên biên giới Sơn La

Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn biên giới có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo và ổn định cuộc sống, thời gian qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chiềng Khương, BĐBP Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện mô hình “Ngân hàng dê” và đem lại hiệu quả thiết thực. Từ mô hình ý nghĩa và nhân văn này đã tạo động lực cho nhiều cặp vợ chồng trẻ vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.

Ban mai không yên ả

Ban mai không yên ả

Khu trung tâm xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vào buổi sáng trung tuần tháng 12/2020 có điều gì đó diễn ra rất khác lạ. Mặc dù thời điểm này, đại dịch Covid-19 đang bùng phát, nhiều khu vực bị phong tỏa, nhưng hàng trăm con người vẫn đổ về đây để tham dự phiên tòa lưu động xét xử tội phạm ma túy.

Hoa hướng dương nở trên biên cương Tén Tằn

Hoa hướng dương nở trên biên cương Tén Tằn

Trải qua nhiều đời nay, người dân các dân tộc trên miền biên cương huyện miền núi Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ thói quen canh tác phát nương trỉa rẫy và trồng lúa nếp trên ruộng bậc thang, năng suất thấp, giá trị kinh tế hàng hóa thương mại không cao. Để giúp người dân tiếp cận với cách làm mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất cũ, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa đã nghiên cứu và đưa mô hình “Hoa hướng dương biên cương” lên biên giới Mường Lát, tạo thêm sinh kế cho người dân nơi đầu nguồn sông Mã.

Cảng cá trước bình minh

Cảng cá trước bình minh

Từng tàu cá rẽ sóng vào cảng sau nhiều ngày vươn khơi bám biển. Những nụ cười rạng rỡ của ngư dân trong lấp lánh ánh đèn đêm như càng tô điểm thêm cho sức sống của cả một vùng biển trước nắng bình minh.

Mạng xã hội với vấn đề tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Mạng xã hội với vấn đề tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã định nghĩa: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Như vậy, mạng xã hội còn được hiểu là một hệ thống mạng lưới giúp con người kết nối và chia sẻ thông tin với nhau về mọi lĩnh vực.

Chuyên án HG621p - những điều chưa kể

Chuyên án HG621p - những điều chưa kể

Trung tá Tạ Tấn Hoàng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xín Cái, BĐBP Hà Giang cho biết: Đầu tháng 5/2021, đơn vị đã tiếp nhận hàng trăm người Việt Nam do lực lượng chức năng phía Trung Quốc trao trả, trong đó có số công dân cư trú bất hợp pháp và người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới. Trong khi lập danh sách số công dân trên để đưa đi cách ly phòng chống dịch Covid-19, chúng tôi nhận thấy, trong số đó, có một phụ nữ trẻ dân tộc Mông có những biểu hiện khác thường, lo lắng và không chịu khai báo nguyên do vì sao lại xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân biên giới thoát nghèo

Hỗ trợ sinh kế giúp người dân biên giới thoát nghèo

Thời gian qua, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Thuận An, BĐBP Đắk Nông đã tích cực triển khai nhiều mô hình thiết thực, chung sức cùng địa phương giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Bà con dân tộc thiểu số đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt. Kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Thuận An và các đơn vị đứng chân trên địa bàn biên giới.

Gìn giữ nghề thêu may trang phục Mông truyền thống

Gìn giữ nghề thêu may trang phục Mông truyền thống

Nằm sát biên giới Việt - Lào, xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là nơi quần cư của đồng bào dân tộc Mông với tỷ lệ 100%. Chính vì lẽ đó mà đi đến bản nào trong xã, chúng tôi cũng thấy rực rỡ sắc phục Mông cổ truyền, nhất là bộ nữ phục của các bà, các chị, các em gái trong lễ, Tết cũng như trên nương, dưới ruộng.

Câu chuyện khởi nghiệp với thương hiệu trà Nam Phúc của người phụ nữ Mường

Câu chuyện khởi nghiệp với thương hiệu trà Nam Phúc của người phụ nữ Mường

Từ nguồn nguyên liệu nông nghiệp sạch tại địa phương, sau nhiều nỗ lực khởi nghiệp, người phụ nữ Mường Phạm Thị Bình (sinh năm 1985), ở xã Ia Vê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đã phát triển bộ sản phẩm trà OCOP 3 sao mang thương hiệu trà Nam Phúc, nhận được nhiều đánh giá cao về chất lượng từ người tiêu dùng.

Giữ gìn văn hóa truyền thống của người Lô Lô

Giữ gìn văn hóa truyền thống của người Lô Lô

Trước thực trạng văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, người Lô Lô thôn Cờ Tảng, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã bàn nhau thành lập tổ khâu thêu, mở lớp truyền dạy múa, hát để bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Sự hứng khởi, đồng lòng của người dân là điều kiện thuận lợi để các hoạt động trên phát huy hiệu quả trên thực tế, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa từ ngàn đời của người Lô Lô.

Tình người ở Leng Su Sìn

Tình người ở Leng Su Sìn

Nằm ngay “phên giậu” Tổ quốc, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là xã có địa hình chia cắt mạnh và “hội tụ” đầy đủ cái khắc nghiệt của thời tiết: mùa Đông sương muối, rét tê tái, mùa Hè thì nắng nóng, bỏng rát gió Lào. Ở vùng đất số hộ nghèo đói còn chiếm tới hơn 60%, thì con đường đến trường của các em nơi đây còn vô vàn gian khó. Và các thầy, cô giáo phải là những người rất tâm huyết với vùng cao này mới duy trì việc học hành và nuôi dạy các em.

ZALO