Trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tỉnh Lào Cai đã hình thành vùng sản xuất chè tập trung tại các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng và Bảo Yên… Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu chè, tăng cường công nghệ chế biến và xuất khẩu, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng đến một tiềm năng từng bị bỏ ngỏ. Đó là khai thác và phát huy lợi thế từ những vùng chècổthụ và chè trồng lâu năm.
Vùng trà Shantuyếtcổthụ vùng Tây Côn Lĩnh kéo dài trên 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần của tỉnh Hà Giang. Vị trà đặc sắc, nghề làm trà thủ công lâu đời, nhưng loại đặc sản đồ uống này chưa có nhiều tiếng tăm trên thị trường. Cho đến khi Hoàng Su Phì trỗi dậy mạnh mẽ để làm du lịch, những bạn trẻ người Mông khởi nghiệp bằng cách sao trà thủ công và làm du lịch theo cách riêng.
Tôi đề nghị được vào xã Túng Sán để thực tế, cán bộ Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) “nhắc nhở” ngay: “Túng Sán là xã duy nhất của Hoàng Su Phì chưa có đường bê tông vào trung tâm xã. Đường xa và khó đấy…”.
“Trà chốt” là một loại đồ uống quen thuộc có từ những năm 80, thế kỷ XX của BĐBP đóng quân trên các điểm cao mù sương ở Hà Giang. Chuyện kể về trà chốt sau này được thêm nếm rất nhiều gia vị cho có phần huyền thoại và đậm đà “chất lính”. Vì vậy mà câu chuyện về trà chốt không chỉ đơn thuần là đồ uống đỡ khát, đỡ nghiền, mà là cả vùng ký ức về đời sống tinh thần của bộ đội điểm cao ngày ấy.
Quốc hội ban hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 và Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho HTX phát triển. Sau gần 5 năm thi hành Luật HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, các HTX có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục.
Sau 6 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã miền núi Tùng Vài (huyện Quản Bạ, Hà Giang) mới đạt 6/19 tiêu chí. Việc hoàn thành những tiêu chí còn lại đối với Tùng Vài là vô cùng khó khăn và chưa thể định được mốc thời gian cụ thể.
Ngày 16-2-2016, 400 cây chèShantuyếtcổthụ tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái) được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đây không chỉ là sự tôn vinh giá trị độc đáo của chèShantuyếtcổthụ Suối Giàng, mà còn hứa hẹn một tiềm năng, mở ra một hướng đi mới cho người dân địa phương.
Đối với đồng bào các dân tộc Dao, Nùng, Mông, Tày… ở xã vùng cao Tả Củ Tỷ (Bắc Hà, Lào Cai), những cây chècổthụ vốn được mệnh danh là "vàng xanh" luôn là biểu trưng cho sự ấm no, trường tồn. Trên thực tế, hàng trăm ngàn "cụ chè" gân guốc, sừng sững, hiên ngang, rễ bám chặt vào những vách đá, đã và đang "thi gan" với thời gian để đem lại nguồn lợi cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Thế nhưng, xung quanh loại cây đặc sản quý hiếm này vẫn còn nhiều chuyện để bàn.
Ở Việt Nam, việc thưởng (thức) trà tuy không coi là "Đạo", nhưng đã mang tầm nghệ thuật cao siêu mà những dân tộc tự hào có trà đạo từ lâu đời cũng phải suy ngẫm, bởi cái cốt lõi không phải là nghi thức, mà bằng tất cả các giác quan, cảm nhận được sự vi diệu, tinh túy của đất trời và tình người.
Do được đầu tư khá nhiều tiền của để cải tạo, bảo tồn, phát triển thương hiệu, số phận của cây chè ở vùng cao Ngam La đã hết nỗi lo chết mòn. Nhiều người cho rằng, cứ duy trì được tốc độ hồi sinh thế này thì ước mơ về thương hiệu chè đặc trưng nổi tiếng của vùng đá tai mèo Yên Minh (Hà Giang) mang hình ảnh cây chècổthụ sẽ không còn là mơ ước...