Hàng chục nghìn hiện vật hóa thạch về trầm tích văn hóa, lịch sử trong lòng đất Tây Nguyên có niên đại hàng triệu năm được trưng bày khoa học, đẹp mắt trong một khu vườn rừng 1.000m2 giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đây có lẽ là “bảo tàng hóa thạch cổ sinh” độc nhất trên vùng đất Tây Nguyên này.
Buôn Ako Dhong là buôn đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được công nhận là buôn du lịch cộng đồng. Ako Dhong được mệnh danh là buôn giàu đẹp nhất tỉnh không chỉ bởi sự giàu có về vật chất của người dân nơi đây, mà còn mang đậm bản sắc văn hóa, được đồng bào Ê Đê gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Mấy mươi năm qua, chẳng ai còn nhớ bước chân già A Biu đã đi lang thang những đâu để tìm ching chiêng, đàn, trống, tượng gỗ… rải rác trong cộng đồng Ba Na. Bây giờ, già A Biu lại bắt tay vào làm du lịch cộng đồng để mọi người cùng hướng theo.
Ghìm nhẹ cổ tay cho thanh âm chiếc chiêng ba dịu lại những dư ba thâm trầm, Đinh Văn Sây (40 tuổi, Trưởng thôn làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) ngước mắt lên nhìn về xứ Bùi Hui, nơi thung lũng đó, người Hrê làng anh đã qua biết bao đời gìn giữ văn hóa dân tộc, với chiêng ba, với thổ cẩm, với gạo nương và những điệu vũ say nồng bên ché rượu cần.
Nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2022, chúng tôi có dịp về buôn Chơ, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên để giao lưu cùng với bà con của buôn và dịp này chứng kiến lễ cúng chóe mới của người Ê Đê ở đây.
Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên xuất thân từ tượng nhà mồ, là biểu tượng văn hóa độc đáo mang tính tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên cao nguyên đất đỏ. Khi không gian nhà mồ thay đổi, tượng nhà mồ dần vắng bóng, nghệ thuật chế tác tượng gỗ nhà mồ cũng vì thế mà phai nhạt. Vượt ra khỏi “không gian” của tượng nhà mồ, tượng gỗ dân gian dần hồi sinh, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa hòa nhập vào cuộc sống đương đại. Những tác phẩm tượng gỗ với nhiều sắc thái, cảm xúc chính là tâm tư, tình cảm của người nghệ nhân gửi gắm vào đó.
Dưới cái nắng oi bức của mùa Hè, theo chân anh Ating Đlông, cán bộ văn hóa xã Tà Lu, chúng tôi đến thăm nhà anh Alăng Thân (51 tuổi), dân tộc Cơ Tu ở tổ đoàn kết Aréh (thôn Aréh - Đhrồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam). Khi vừa bước chân vào nhà, trước mắt chúng tôi là căn nhà rộng rãi, thoáng đãng. Chúng tôi đã thật sự bị “choáng” bởi rất nhiều chécổ được anh Thân trưng bày kín cả ba gian trong ngôi nhà của mình một cách ngay ngắn, thẳng hàng...
Tây Nguyên mùa này chao chát nắng và lênh loang gió. Có cảm giác nếu sống lâu ở Tây Nguyên, người ta sẽ ngấm màu nắng ấy mà làn da óng mật, ngấm cái gió ấy mà tính cách cũng khoáng đạt, lãng tử hơn. Trong cơn lốc đô thị hóa, ngày càng có nhiều gia đình đồng bào dân tộc bản địa phá bỏ các ngôi nhà dài truyền thống để làm nhà trệt, nhà mái bằng, cao tầng, biệt thự... như người Kinh, thì buôn Akô Dhông nằm giữa Buôn Ma Thuột đang phát triển từng ngày, tựa như một mảnh văn hóa Ê Đê rất riêng, rất lịch lãm và đáng nhớ.
Ở vùng cao thôn 1, xã vùng cao Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, ai cũng biết già Trần Văn Trân, 80 tuổi, dân tộc Cor, người luôn ngày đêm nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, từ đó, góp phần làm hồi sinh nền văn hóa truyền thống của đồng bào Cor trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Tổng cộng 9 con tàu chở cổ vật chìm đắm ở vùng biển Việt Nam từ nhiều thế kỷ và cổ vật đều được đưa về một bảo tàng tư nhân ở tỉnh Quảng Ngãi. Xung quanh việc phát hiện, trục vớt cổ vật gắn với bao câu chuyện của giới săn lùng cổ vật độc bản suốt hàng chục năm qua.
Với sức trẻ và tình yêu bất tận với văn hóa truyền thống, chàng thanh niên Rmah Mich, sinh năm 1993, người Bahnar, ở làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã tìm cách lan tỏa tình yêu đó với thế hệ thanh, thiếu niên ở làng bằng cách thành lập đội cồng chiêng, múa xoang. Chàng trai 9X này mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Chuyện kể rằng, nhiều năm qua, khi ngày hội tòng quân được tổ chức hằng năm, những thanh niên trai tráng nhất trong bản lên đường nhập ngũ cũng được gia đình và già làng tổ chức lễ “buộc chỉ cổ tay”, cầu mong có nhiều sức khỏe, may mắn, bình an và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao... Những câu chuyện linh thiêng xoay quanh nghi lễ buộc chỉ cổ tay của người Khùa, người Mày đã thôi thúc chúng tôi có mặt tại mảnh đất biên cương này trong một ngày nắng đẹp.
Vượt quãng đường gần 73km từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi về thăm thôn 1, nằm bên bờ Bắc của dòng sông Kót, thuộc xã Trà Kót, một xã vùng sâu thuộc huyện Bắc Trà My để tìm hiểu những cống hiến của nghệ dân dân tộc Cor nơi đây trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Y Tý, xã biên giới xa nhất của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai nằm trên độ cao gần 2.000m so với mực nước biển có kiểu thời tiết đặc trưng mây giăng bốn phía, sương mù gần như quanh năm. Ấy vậy mà, giữa chốn mây mù bảng lảng suốt năm đó lại có những dòng sông mây khổng lồ đẹp đến nao lòng. Đó cũng là lý do chẳng phải vô cớ, khách du lịch cứ trở đi, trở lại nơi này để tận hưởng cuộc sống chầm chậm trôi trong khoảng không gian tĩnh lặng, mơ mộng của những dòng sông mây khổng lồ và cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Vòng đời của người Tây Nguyên luôn gắn bó với lửa và nước từ lúc tuổi thơ cho đến lúc về với Yàng. Đó là lý do mà từ hàng trăm năm nay, trên vùng đất Tây Nguyên huyền bí, hai yếu tố lửa và nước đã trở thành tên gọi cho hai “thủ lĩnh” thần quyền được người dân trên vùng đất này kính trọng là Thủy Xá (Vua Nước) và Hỏa Xá (Vua Lửa).