Nhận được tin nhắn của nhà thơ Phạm Vân Anh, hiện đang công tác tại Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị BĐBP khiến niềm vui và sự xúc động dâng lên trong lòng tôi. Vân Anh nhắn, hiện nhóm nữ dịch giả Hà Nội các chị đang may và tìm địa chỉ chuyển tặng hàng trăm chiếc áo thun “cờ đỏ sao vàng” cho học sinh các lứa tuổi trên địa bàn biên giới cả nước trong dịp khai giảng năm học mới 2023-2024.
Cụm bản Noỏng Mạ nằm trong Khu bảo tồn quốc gia Hin Nậm Nô của Lào, gần biên giới Việt - Lào. Đường từ cụm bản về đến trung tâm huyện Bua La Pha, tỉnh Khăm Muộn vô cùng khó khăn. Bà con thiếu hạt muối, cân gạo, viên thuốc... đều chạy sang Việt Nam nhờ sự giúp đỡ, cuộc sống diễn ra với tình anh em xuyên biên giới từ bao đời nay.
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Yêu và sáng tác thơ từ khá sớm, nhà thơ Muồng Hoàng Yến (dân tộc Tày, giáo viên Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đã xuất bản tập thơ “Núi mặc áo bông” (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 2018) và giành được Giải B (không có giải A) trong Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài “Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2018 - 2020. Với chị, thơ ca chính là phương tiện để thể hiện nỗi lòng, tình yêu và trách nhiệm của một người con dân tộc Tày với quê hương bản quán.
Những năm qua, cùng với thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP còn tích cực phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể cơ sở giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, xây dựng nông thôn mới, tăng cường, củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dân.
Nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khu vực biên giới.
“Anh cứ hình dung xem, con tôm hùm giống mới đẻ ra nhỏ li ti màu trắng xóa, được nhập khẩu từ nước ngoài về nước ta, lên xuống bao nhiêu chặng máy bay, xe ô tô. Quá trình ươm nuôi đến khi bán lại cho những người nuôi tôm thịt giống như “đánh bạc” dưới đáy biển khi hằng ngày phải đối mặt với sóng to, gió lớn, rồi mưa, bão...”- Đó là chia sẻ đầy hấp dẫn của ông Dương Ngọc Thắng, thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Những năm qua, thực hiện khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cùng với những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình địa bàn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã tham gia xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở chính trị vững mạnh ở địa bàn biên giới, nâng cao đời sống nhân dân. Những việc làm của các anh xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm mong muốn sẻ chia của người lính mang quân hàm xanh với bà con các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô… ở miền biên viễn.
Chuyến biển đầu năm, ngư dân hồ hởi, phấn khởi kỳ vọng một Năm mới mưa thuận gió hòa, những chuyến biển an toàn với tôm cá đầy khoang, thu nhập ổn định.
Những năm gần đây, ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã từng bước phát triển, không còn nặng gánh kinh tế, nhưng họ vẫn còn nặng suy nghĩ phải con đàn, cháu đống mới có người làm rẫy, hay phải sinh con trai để có người nối dõi. Áp lực đè lên đôi vai những cặp vợ chồng “ăn chưa no, lo chưa tới”, nay giận, mai hờn cùng những đứa con còi cọc.
Những năm gần đây, ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã từng bước phát triển, không còn nặng gánh kinh tế nhưng họ vẫn còn nặng suy nghĩ phải con đàn, cháu đống mới có người làm rẫy hay phải sinh con trai để có người nối dõi. Áp lực đè lên đôi vai những cặp vợ chồng “ăn chưa no, lo chưa tới”, nay giận mai hờn cùng những đứa con còi cọc.
Thầm lặng trinh sát, mật phục, truy bắt, phá án, những việc làm của Đại úy Huỳnh Quốc Huy, sĩ quan điều tra Đội Đặc nhiệm, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Quảng Ngãi luôn được đồng chí, đồng đội ghi nhận và cảm phục. Trải qua quá trình công tác, người lính trinh sát vẫn vẹn nguyên khát khao cống hiến trong cuộc chiến nóng bỏng phòng chống ma túy và tội phạm ở khu vực biên giới biển của tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 25/11, Đồn Biên phòng Phú Hữu (BĐBP An Giang) phối hợp với Đoàn thanh niên xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang tổ chức các hoạt động thiện nguyện tại xã Phú Hữu.
Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 23,52km đường biên giới, 9 mốc quốc giới; quản lý 11 khu phố thuộc trị trấn Mường Lát, với dân số 2.000 hộ/6.812 nhân khẩu, với 4 dân tộc sinh sống gồm: Thái, Khơ Mú, Kinh, Mường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn BPCK Tén Tằn đặc biệt coi trọng công tác vận động quần chúng trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Trong chiến tranh chống Mỹ, người dân Quảng Trị có câu nói nặng lòng về đảo Cồn Cỏ: “Đảo là quả tim. Dân Vĩnh Linh là mạch máu”. Không quân, pháo hạm, tàu chiến của Mỹ tập trung đánh phá dữ dội, nhưng “chiến hạm” Cồn Cỏ không bao giờ bị chìm. Ngày nay, đảo Cồn Cỏ đã trở thành huyện đảo, là điểm du lịch hấp dẫn ở biển khơi.