Không gian văn hóa, du lịch và nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam là chương trình hoạt động tháng 10 với chủ đề “Ấn tượng miền Tây”, do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tại không gian của Làng từ 1 đến 31/10.
Cộng đồng người Khmer Nam bộ có hơn 1,3 triệu người, sinh sống tập trung tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó, đông nhất là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang... Đặc biệt, đồng bào Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang kế thừa một di sản văn hóa vô giá, với nhiều loại hình nghệ thuật rất độc đáo như hát múa rô băm, nghệ thuật sân khấu kịch hát dù kê, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, hội họa, âm nhạc, hát, múa, văn học dân gian…
Hiện nay, cả nước chỉ có 2 bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh. Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh được xây dựng từ năm 1995 nằm trong quần thể khu di tích văn hóa cấp quốc gia chùa Âng và thắng cảnh ao Bà Om. Với hàng trăm hiện vật được lưu giữ, đây không chỉ là niềm tự hào của người Trà Vinh, mà còn là nơi gìn giữ và tôn vinh nét văn hóa nhiều thế hệ của hơn 1,5 triệu đồng bào Khmer Nam bộ.
Nền văn hóa nghệ thuật Khmer đã trải qua quá trình phát triển lâu dài và tạo nên bản sắc đặc trưng. Trong đó, âm nhạc dân gian Khmer có nhiều loại hình khác nhau, gắn bó với nhịp sống đời thường, sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer. Nhưng đứng trước dòng chảy âm nhạc hiện đại, âm nhạc dân gian Khmer gặp nhiều khó khăn để tồn tại và đứng vững, nếu không nói là có nguy cơ “biến mất”...
Mấy chục năm qua, ở Trà Vinh có duy nhất một người biết đàn và hát Chầm riêng Chàpây hay nổi tiếng (Chầm riêng có nghĩa là ca hát, Chàpây là đàn Chàpây). Đây là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, được phổ biến trong các phum sóc Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày 24-4-2013, nghệ thuật Chầm riêng Chàpây tại huyện Trà Cú (Trà Vinh) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đó là chủ đề của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đồng bào Khmer tỉnh An Giang lần thứ XI năm 2017 diễn ra từ ngày 10 đến 12-4 tại chùa Xoài So, thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, do Sở VHTT&DL tỉnh An Giang tổ chức, với các chương trình văn hóa, thể thao đậm đà bản sắc dân tộc.
Chầm riêng Chàpây (Chầm riêng có nghĩa là ca hát, Chàpây là đàn Chàpây) là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được phổ biến trong các phum sóc của đồng bào Khmer Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ngày 24-4-2013, nghệ thuật Chầm riêng Chàpây tại huyện Trà Cú (Trà Vinh) chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia.