Nằm trong số những huyện nghèo nhất nước, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An lấy công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Bằng những chủ trương cụ thể, cách làm quyết liệt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng trong huyện biên giới này không ngừng được nâng lên. Cán bộ, đảng viên xác định rõ vai trò, trách nhiệm bám sát địa bàn hỗ trợ nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.
Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là người Mông, xã hội truyền thống vẫn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ thường chịu rất nhiều thiệt thòi, chịu sự bất bình đẳng giới (BĐG) từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Tuy nhiên, điều này đang dần được cải thiện với việc người đàn ông dành sự tôn trọng nhất định cho giới nữ, chia sẻ công việc nhà và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển.
Nghĩ về các thành viên trong Câulạcbộ (CLB) SinhviênMôngtìnhnguyệntạiHàNội, trong tôi cứ ngân nga câu hát trong bài hát “Người Mèo ơn Đảng” của nhạc sĩ Thanh Phúc với tràn đầy niềm hy vọng: “Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát/ Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng/ Bao đời nay sống nghèo lam lũ/ Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi…”.
Năm 2018, tại buổi gặp gỡ các già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chương trình “Điểm tựa của bản làng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Các già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu là điểm tựa cho mọi điểm tựa khác”. Và trên vùng biên giới, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ hai “điểm tựa” còn rất trẻ, song, họ đã trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào.
Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nổi tiếng với tên gọi “cao nguyên trắng” bởi nơi đây 4 mùa mây giăng trắng bay phủ khắp các non cao. Trải qua hơn 1 năm khó khăn vì dịch Covid-19, lượng du khách đến thăm quan, lưu trú tại Bắc Hà sụt giảm. Trong gian khó đã xuất hiện không ít những người trẻ truyền cảm hứng hứa hẹn thúc đẩy ngành du lịch của địa phương vượt qua thách thức.
Cứ mỗi dịp xuân đến, “Tết Mông xuống phố” lại được CâulạcbộsinhviênMôngtìnhnguyệntạiHàNội tổ chức. Sự kiện đã trở thành nét văn hóa hàng năm của cộng đồng người MôngtạiHàNội. Với chủ đề “Nhạc cụ-dân ca của người Mông”, “Tết Mông xuống phố năm 2021” đã mang đến cho cộng đồng người Mông nhiều nét mới, đặc sắc, để các bạn trẻ được trải nghiệm, thực hành văn hóa của dân tộc mình giữa Thủ đô “ngàn năm văn hiến”.
Lai Châu là tỉnh nằm ở tận cùng Tây Bắc Tổ quốc có 265,095km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Chỉ huy BĐBP Lai Châu đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, từ đó không chỉ nâng cao chất lượng, mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, mà còn thiết thực góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự nơi biên cương Tổ quốc.
Dõi theo từng bước phát triển, trưởng thành của Phụ trương An ninh biên giới, 10 năm qua, bạn đọc, cộng tác viên của Báo Biên phòng đã luôn quan tâm, động viên, cộng tác, giúp An ninh biên giới ngày càng đổi mới, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, hoàn thành chức năng nhiệm vụ chính trị của mình. Phụ trương An ninh biên giới xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến, đánh giá chân tình và quý báu của bạn đọc và cộng tác viên thân thiết.
Có một thời gian, phóng viên các báo, đài Trung ương đi công tác Thanh Hóa, lúc trở ra HàNội cứ hỏi tôi: Anh có biết anh Dũng ở Na Mèo không? Dũng "Sóng Thần" ý? Tôi lấy làm lạ, hỏi: Dũng làm sao à? Mọi người bảo, anh cứ làm một chuyến "công du" Thanh Hóa sẽ biết ngay. Lúc đó còn làm việc ở Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị BĐBP, tôi chưa có dịp vào Na Mèo. Nay trở lại báo Biên phòng công tác, tôi "phi" một mạch lên với Dũng, xem "ông" này mồm ngang, mũi dọc thế nào mà được mệnh danh là "Sóng Thần" cỡ Phư-cư-si-ma của Nhật Bản.