Năm 2022, du lịch Sa Pa ghi dấu ấn với một nghệ thuật biểu diễn thực cảnh - “The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu”. Giữa những ồn ào của Khu du lịch trọng điểm quốc gia Sa Pa, người ta vẫn tìm về một Sa Pa lặng lẽ, một góc sống mà ở đó, họ biết thêm tri thức về tộc người với lịch sử hình thành hơn 300 năm, về nếp sinh hoạt, về giá trị bản sắc văn hóa, về nghề thủ công truyền thống… Tất cả được tái hiện một cách chân thực, với hơn 70 diễn viên là chính những người bản địa sinh sống tại Sa Pa.
Sau bao nhiêu nỗ lực, trăn trở, nhiều đêm thức, ngủ cùng giống dược liệu quý, giờ đây, ông Lương Văn Hào, nguyên Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên, hiện đang là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) trở thành người đầu tiên di thực thành công trồng sâm Ngọc Linh (vốn có duy nhất ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) lên núi Hoàng Liên.
Trân quý vô cùng giá trị của độc lập, thống nhất, hòa bình, mỗi người Việt Nam lại càng khao khát hiện thực ước mơ kiến quốc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những năm qua, tình trạng đồng bào người Mông Nghệ An di cư trái phép sang Lào đã làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn biên giới. Hệ lụy của di cư đã làm cho nhiều hộ gia đình rơi vào hoàn cảnh không nhà cửa, không đất sản xuất. Sau thời gian di cư trái phép trở về, họ trở thành những người ở tạm trên chính bản làng của mình.
Nằm ngay “phên giậu” Tổ quốc, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là xã có địa hình chia cắt mạnh và “hội tụ” đầy đủ cái khắc nghiệt của thời tiết: mùa Đông sương muối, rét tê tái, mùa Hè thì nắng nóng, bỏng rát gió Lào. Ở vùng đất số hộ nghèo đói còn chiếm tới hơn 60%, thì con đường đến trường của các em nơi đây còn vô vàn gian khó. Và các thầy, cô giáo phải là những người rất tâm huyết với vùng cao này mới duy trì việc học hành và nuôi dạy các em.
Vùng đất Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với hơn 85% là người dân tộc Vân Kiều sinh sống có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, vì thế, việc đến trường học tập của con trẻ cũng chưa thể được như các địa phương khác có nhiều thuận lợi. Xuất phát từ tình yêu thương các em học sinh nơi vùng cao biên giới này, thầy giáo Phan Trí, trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hướng Lập đã ròng rã suốt 21 năm đi gieo chữ khắp các bản làng vùng cao biên giới và có hơn 19 năm miệt mài gieo chữ bên dòng sông Sê Băng Hiêng.
Dù ước hẹn cùng hành quân trên đường tuần tra biên giới không thể thành hiện thực, nhưng suốt những năm qua, Trung tá Đặng Văn Tuấn (Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên) luôn nỗ lực, cố gắng để xứng đáng với những kỳ vọng của người cha đã khuất. Ước mơ về biên giới còn dang dở của cha đang được anh hoàn thiện với tư cách, trách nhiệm của một người con, một người lính trấn ải biên cương.
Mỗi người một lứa tuổi, một hoàn cảnh, phụ nữ vùng cao Lào Cai dù là thủ lĩnh phong trào hay nông dân vượt khó làm giàu, điểm chung của họ là sự năng động, sáng tạo, đặc biệt kiên trì với lựa chọn.
“Đèo cao thì mặc đèo cao/Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo”. Câu thơ thật đúng với đoàn công tác chúng tôi khi lên thăm Trạm Biên phòng Nậm Lạnh, Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, BĐBP Sơn La. Con đường dài 25km từ đồn Biên phòng lên biên giới toàn dốc ngược. Đèo “Tin toốc”, dù đã được trải nhựa nhưng rất nhỏ, quanh co, khúc khuỷu. Nhiều đoạn cua gấp, khiến người ngồi trên xe nhiều lúc cảm thấy thót tim. Thật đúng với tên gọi của nó: “tin toốc” - rơi chân - ý nói đèo dài và cao quá, khiến cái chân cũng muốn rời ra khỏi cơ thể. Bù lại, giữa ngày hè oi ả, xe càng lên cao, gió càng lộng và vô cùng mát mẻ. Mọi người đề nghị lái xe tắt điều hòa, mở cửa sổ để lấy khí trời...
Định cư ở bản Tuộc, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là những hộ dân mang trong mình hai dòng máu Việt Nam - Lào. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình, người dân tự tin lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Năm 2022 là một năm rất đáng nhớ với cả thể thao trong nước và thể thao quốc tế khi nhiều sự kiện lớn diễn ra, để lại ấn tượng sâu đậm cùng những cột mốc mới được chinh phục.
“Sự ổn định của biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước. Công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia cần được quan tâm đặc biệt, có phương thức quản lý đặc biệt”- đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại buổi thăm, làm việc với cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh BĐBP dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022), 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2022).
Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào, là năm được lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước chọn làm “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” nhằm thiết thực kỷ niệm sự kiện trọng đại 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2022).
Đi đâu, làm gì ở địa bàn nhưng cứ chuẩn bị đến giờ cơm, một trong những cán bộ của tổ công tác Biên phòng bản Cà Roòng, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình lại vội vàng trở về nơi ở, làm việc của mình. Ở đó luôn có hai cậu con nuôi của đơn vị mong ngóng chờ đợi được những người bố mang quân hàm xanh chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ.
Công tác nhiều năm trên vùng đất khó, cô Nguyễn Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh luôn trăn trở tìm cách thay đổi diện mạo mới cho giáo dục tiểu học vùng miền núi Hà Tĩnh. Trong 5 năm, cô đã huy động được 10 tỷ đồng từ các nguồn lực xã hội và nhà hảo tâm, nâng cấp cơ sở vật chất Trường Tiểu học Phú Gia. Cô là 1 trong 2 giáo viên của Hà Tĩnh được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh là giáo viên tiêu biểu toàn quốc năm 2021.