“Nhiều năm tôi làm Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, BĐBP Phú Yên, mọi việc quan trọng trong thôn Vũng Rô, tôi và anh Mừng thường hay trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng. Anh Mừng là người có uy tín của thôn, dẫn đầu phong trào làm kinh tế, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục” - Đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Phú Yên giới thiệu với tôi về ông Hầu Mừng (75 tuổi, tên thường gọi là Hai Mừng), tỷ phú đầu tiên ở Vũng Rô nhờ nuôi tôm hùm.
Việt Nam nằm ở trung tâm các nước Đông Nam Á, là cung đường du lịch tàu biển đầy hấp dẫn, nhộn nhịp ở khu vực châu Á. Mặc dù du lịch tàu biển đã phát triển ở nước ta hơn 30 năm, nhưng vẫn không có bước đột phá lớn nào để trở thành trung tâm đón khách của thế giới. Một số dịch vụ của doanh nghiệp nước ta còn bị thua ngay tại “sân nhà”.
“Chắc chắn trong tương lai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là địa phương dẫn dắt sự phát triển của vùng, của cả nước, nếu có cơ chế, chính sách phù hợp. Cần hình thành một hành lang kinh tế dài gần 300km, kéo dài từ cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) về sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đến cụm cảngCáiMép - Thị Vải” - đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu nói về tầm nhìn lớn.
Những năm gần đây, các tỉnh phía Nam liên tục có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến, hợp tác, đầu tư, kinh doanh. Nhiều nhà máy, khu chế xuất mới được xây dựng ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hóa thuận lợi nhất, Chính phủ đã đầu tư hàng loạt công trình giao thông trọng điểm, tăng khả năng kết nối với cụm cảngCáiMép - Thị Vải.
Cảng biển là “trái tim” của kinh tế biển, hệ thống logistics là huyết mạch. Phát triển cụm cảngCáiMép - Thị Vải không chỉ có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà cho phát triển cả nước. Vì đây là cửa ngõ ra biển cho cả vùng Đông Nam Bộ, nơi đóng góp 33% GDP của cả nước, đồng thời là cửa ngõ lưu thông hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, giúp hàng của Campuchia, Lào đi xuất khẩu.
Đất nước đổi mới phát triển, đòi hỏi cần có hệ thống cảng nước sâu, được ví như “trái tim” của kinh tế biển. “Cửa ngõ” cảng bị nghẽn, đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ ứ đọng ngay tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất... Đảng, Nhà nước ta đã sớm có tầm nhìn chiến lược lớn, hoạch định xây dựng những cảng nước sâu chủ lực, trở thành “cửa ngõ” quan trọng của nền kinh tế quốc gia.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong dự báo mới nhất đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 từ 7-7,5% GDP. Nikkei Asia đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 8 thế giới về đà phục hồi sau đại dịch Covid-19. Moody’s vào tháng 9/2022 đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, triển vọng ổn định (chỉ kém mức đầu tư một bậc). Fitch cũng đang xếp Việt Nam ở hạng BB và triển vọng tích cực. Việt Nam được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt qua cả Đức và Anh…
Từ cửa biển Sa Kỳ ra đến huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) chỉ 15 hải lý, chưa đầy 30 cây số đường biển, trên con tàu cao tốc mà chúng tôi cứ tưởng như vượt hải trình nghìn dặm. Chỉ mong cho con tàu nhanh cập bến Lý Sơn, nên chúng tôi bị cảm giác đánh lừa như thế. Bởi vậy, đứng trên mũi tàu, khi nhìn thấy hòn đảo phía xa xa, lấp lánh như viên ngọc giữa trùng khơi, ai cũng reo lên mừng rỡ.
Chính phủ vừa ban hành 15 Nghị định quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Hiệp định Thương mại, Hiệp định Đối tác kinh tế.
Dự báo triển vọng kinh tế năm 2023, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) cùng chung nhận định, nền kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn sáng sủa trong bối cảnh đại dịch Covid-19, xung đột quân sự Nga - Ukraine, giá năng lượng leo thang, lạm phát cao khiến nhiều nền kinh tế lớn lao đao và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Việc đầu tư cảng biển Liên Chiểu góp phần hướng tới mục tiêu đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á. Với những tiềm năng, lợi thế mang tính thiên thời và địa lợi đó, cảng Liên Chiểu được kỳ vọng trở thành cảng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á và góp phần đưa thành phố Đà Nẵng bứt phá, bước lên tầm cao mới.
Mỗi chiếc tàu kéo còi rời cụm cảngCáiMép - Thị Vải (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chở theo hàng ngàn container hàng hóa xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vừa là niềm tự hào của quốc gia biển, vừa khẳng định Việt Nam có nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ.
Mùa đông nhiều nước băng tuyết lạnh giá, khách du lịch sẽ tìm đến vùng biển nhiệt đới đầy nắng và cát trắng của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với bờ biển trải dài trên 3.000km. Thị trường du lịch đang chờ đón tàu du lịch biển quốc tế quay trở lại Việt Nam nhộn nhịp như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Tại các tỉnh phía Nam, trong đó có Bà Rịa-Vũng Tàu, hệ thống ống dẫn khí từ biển vào bờ được BĐBP và Cảnh sát Biển tham gia bảo vệ. Chỉ tính riêng trong năm 2021, hơn 7 tỷ mét khối khí đốt hóa lỏng (LPG) được khai thác và đưa vào bờ, phục vụ cho việc sản xuất 15% tổng lượng điện, 70% đạm, đáp ứng 70% khí hóa lỏng trong cả nước.
Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24 có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, để Đông Nam Bộ phát triển nhanh, ổn định, bền vững, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.