Nhằm tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), thời gian qua, bằng nhiều biện pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình địa bàn, Đồn Biên phòng Hải Hòa, BĐBP Thanh Hóa đã phối hợp với lực lượng chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp và có nhiều chuyển biến tích cực. Không chỉ nhằm mục đích để gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu, mà còn hướng tới mục tiêu khai thác thủy sản bền vững.
Bắt đầu từ tháng 7, giá xăng dầu đã từng bước “hạ nhiệt”, đây là tín hiệu vui đối với các ngư dân. Tuy nhiên, do từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu tăng mạnh, trong khi giá cả các loại hải sản vẫn giữ ở mức ổn định nên ngư dân tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa thể an lòng.
Thực hiện tốt nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, người dân ven biển thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và xuất, nhập cảnh trái phép” ở khu vực biên giới biển; hỗ trợ đắc lực Đồn Biên phòng Hải Hòa, BĐBP Thanh Hóa hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển, thời gian qua, Đồn Biên phòng Hải Hòa, BĐBP Thanh Hóa luôn sát cánh cùng các Tổ tàu thuyền an toàn, Tổ an ninh tự quản trên biển để nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các ngư dân đánh bắt hải sản. Bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, những người lính quân hàm xanh nơi đây đã trở thành điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Những năm qua, cùng với tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo, Đồn Biên phòng Hải Hòa, BĐBP Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền địa phương duy trì tốt mô hình “Tổ tàu thuyền tự quản, bến bãi an toàn” trên địa bàn. Hoạt động của mô hình này đã tương trợ ngư dân trong khai thác, đánh bắt hải sản đúng quy định; đồng thời, ngư dân sẵn sàng hỗ trợ nhau khi gặp sự cố xảy ra trên biển, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trong nhiều năm trở lại đây, xuất hiện tình trạng hàng chục hộ dân, công ty tại các xã Hải Thanh, Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngang nhiên san lấp, xây dựng hàng nghìn mét vuông nhà xưởng, công trình phụ trợ trên hành lang và đê chắn sóng tại khu vực cảngcáLạchBạng. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn đê điều và gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào tránh trú bão, làm mất an ninh trật tự khu vực cảng. Điều đáng nói là tình trạng lấn chiếm, xây dựng diễn ra nhiều năm nhưng chưa được chính quyền địa phương xử lý dứt điểm.
Nhiều tháng qua, hàng trăm tàu thuyền neo đậu tại cảngLạchBạng (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) không thể ra khơi, phải nằm bờ do luồng lạch ra cửa biển bị bồi lắng nghiêm trọng, khiến hàng ngàn ngư dân mất việc làm.
Ngày 20-6, tại TP Thanh Hóa, Bộ Chỉ huy BĐBP và Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Quy chế phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên đường thủy khu vực biên giới, giai đoạn 2013-2016.
Với mong muốn hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, đánh bắt an toàn trên biển, thời gian qua, Đồn BP Hải Hòa, BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho chính quyền địa phương vận động người dân thành lập các "Tổ tàu thuyền an toàn" để hỗ trợ nhau sản xuất phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền trên vùng biển, đảo quê hương.
"Đời ông nội, đời cha, rồi đến đời tôi và con tôi đều gắn bó với biển. Biển đã nuôi sống biết bao thế hệ người dân vùng biển chúng tôi, nó đã ngấm vào máu thịt rồi. Nghề ngư cực nhọc, gian khổ, nhưng ra biển cũng có nhiều niềm vui. Nhưng tự hào nhất là ra khơi thấy yêu Tổ quốc mình hơn" - Ngư dân Nguyễn Văn Thân, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa hồ hởi cho biết.
Biết chúng tôi có ý định tìm hiểu để viết về Trung đội dân quân biển Hải Bình, một trong những đơn vị kết hợp hai nhiệm vụ kinh tế và quốc phòng hoạt động rất hiệu quả, Thượng tá Lê Văn Vân, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nói: Các anh về dưới ấy dịp này e khó gặp được anh em dân quân. Thời tiết tốt, anh em đều ra khơi đánh cá hết cả. Nói xong, anh nhấc máy gọi điện xuống cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã.
Hiện, trên địa bàn Đồn BP Quỳnh Phương phụ trách chưa có âu trú bão, trong khi dòng sông Hoàng Mai chảy ra cửa biển bị cầu đường bộ Đền Cờn chắn ngang, tàu thuyền công suất lớn không thể vào sâu trong sông neo đậu tránh gió. Bão về, ngư dân các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An phải “mang” tàu đi “tránh bão nhờ” ở những nơi khác. Sự bất cập này đã tồn tại nhiều năm nay, gây khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng và phương tiện của ngư dân, hạn chế sự phát triển nghề đánh bắt thủy sản của địa phương.