Bà Nguyễn Thị Thanh là một trong những thanh niên xung phong còn sống sót sau trận B52 trưa ngày 2/7/1972, tại hang Lèn Hà (xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), nơi đóng quân của Trạm thông tin A69. Theo nhân chứng kể lại, khoảnh khắc đó chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng sự tàn khốc của bom đạn kẻ thù đã cướp đi thanh xuân của 13 cánbộ, chiếnsĩ đang tuổi 18, đôi mươi. Họ đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất để hôm nay đất nước đẹp muôn phần…
Một con mương nhỏ nhưng mang trên mình sứ mệnh lớn là tưới tiêu cho hơn 60ha ruộng lúa 2 vụ của nhân dân các bản giáp biên huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La và huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng dòng nước ấy luôn là mạch sống và là sợi dây kết nối tình hữu nghị Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn". Đây là dịp để cánbộ, chiếnsĩ tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ, những người con ưu tú của dân tộc đã dũng cảm chiến đấu, anh dũng hysinh vì độc độc lập tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; đồng thời, qua đó nhằm bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho cánbộ, chiếnsĩ.
Cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội, BĐBP đã thực hiện hiệu quả chính sách hậu phương Quân đội, “Đền ơn đáp nghĩa”, thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Đây là nghĩa cử cao đẹp, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ.
75 năm qua, công tác chính sách, chăm lo người có công với cách mạng và Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện, sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực.
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), trong những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong lực lượng BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” ý nghĩa, thiết thực nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng.
Năm 2022, Việt Nam và Campuchia kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2022) trong bối cảnh quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Trên nền tảng đó, khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia với vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và kinh tế-xã hội của hai nước đã luôn có những hoạt động, những câu chuyện sinh động, ý nghĩa của những người lính quân hàm xanh làm minh chứng sâu sắc cho tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới.
Những ngày tháng bảy này, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, hướng tới 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động tri ân thân nhân gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh và các đối tượng gia đình chính sách đã và đang diễn ra rộng khắp trên cả nước.Trong không khí thiêng liêng đó, các đơn vị BĐBP đã triển khai nhiều hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” thiết thực, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và ý thức trách nhiệm của cánbộ, chiếnsĩ BĐBP đối với các thế hệ cha anh đi trước.
Ngày 25/7, tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Sơn Dương, UBND thị trấn Sơn Dương tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân gia đình liệt sĩ Trung tá Trần Việt Dũng.
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022), các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công, gia đình chính sách trên địa bàn đóng quân.
Tối 24/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ thắp nến tri ân và giao lưu nghệ thuật “Vang vọng khúc khải hoàn”. Tham dự chương trình có các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP; Thiếu tướng Trần Minh Phong, Phó Giám đốc Học viện Quân y; Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hơn 30 năm công tác, Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị luôn nỗ lực, phấn đấu và ở cương vị nào, anh cũng phát huy tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong sâu thẳm người sĩ quan Biên phòng này, anh luôn cố gắng để xứng đáng với niềm tự hào được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng bên vĩ tuyến 17.
“Người dân Việt Nam sẽ mãi ghi nhớ, sẽ mãi tự hào về ý chí quật cường của các thế hệ cha ông đã viết nên những bản hùng ca "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" mang lại độc lập, hòa bình hôm nay" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Sáng 23/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn) dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quên thân mình để cứu người dân trong cơn lũ dữ là câu chuyện vẫn được mọi người kể khi nhắc đến Thiếu tá Lê Văn Dùy, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Trong công tác, anh luôn được cấp trên, đồng đội nể trọng vì là người cánbộ tận tâm, tận lực cùng chính quyền địa phương phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống cho nhân dân trên địa bàn.