Nằm cách trung tâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 30 km về phía Nam, Lìa là xã đặc biệt khó khăn, được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân tộc của hai xã A Túc và A Xing theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17/12/2019. Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm trên 90% dân số toàn xã. Nhìn chung đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, dựa chủ yếu vào trồng sắn năng suất, giá trị không cao.
Thực tế cho thấy, việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi có sự chung tay của chính những công dân sinh sống ở khu vực biên giới. Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị luôn quan tâm đến việc “trồng người” là tạo nguồn, phát triển đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số để ngày hôm nay thu những “trái ngọt” bằng đội ngũ cán bộ năng lực, đầy nhiệt huyết này.
Rượu, bia là một trong những loại đồ uống chứa chất kích thích được tiêu thụ nhiều nhất hiện nay. Sau mỗi lần uống rượu, cơ thể dần trở nên mệt mỏi, nôn nao, mất tự tin,... Tửu Khiết Vương là giải pháp thịnh hành hiện nay giúp giải rượu nhanh, giảm triệu chứng say, bảo vệ gan và các cơ quan khác.
Tại xã Thanh ở biên giới Quảng Trị - nơi tất cả người Vân Kiều đều mang họ của Bác Hồ, mọi người luôn tâm niệm không cam chịu đói nghèo, không trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, phải vươn lên làm giàu.
Buổi sớm làm nhiệm vụ trên chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19, tối lại trở thành thầy giáo, đó là công việc thường ngày của “tổ giáo viên” Đồn Biên phòng Thanh, BĐBP Quảng Trị. Nhiều phụ nữ người Vân Kiều ở xã Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) không chỉ biết đọc, viết, tính toán, mà còn nhận được nhiều hơn thế nhờ những lớp học cơ động của các thầy giáo Biên phòng.
Vùng Lìa là nơi cư ngụ, lao động sản xuất của người dân vùng cao biên giới gồm các xã Thanh, Lìa và Xy thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đây là địa bàn phụ trách của Đồn Biên phòng Thanh, BĐBP Quảng Trị với dân số 2.448 hộ, 11.833 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Vân Kiều chiếm hơn 70%. Từ nhiều năm nay, tuy đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ về cây, con giống song người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. Để giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh đã tiên phong đưa cây càgaileo đến với vùng đất biên cương này.
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế. Tại tỉnh Quảng Trị, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành sản xuất và nông nghiệp. Đóng chân trên địa bàn vùng biên giới Việt Nam - Lào, BĐBP Quảng Trị đã tổ chức thực hiện nhiều mô hình có ý nghĩa, cải thiện sinh kế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giúp người dân đứng vững trước đại dịch Covid-19.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ đường biên, mốc giới, chiến sĩ biên phòng còn có nhiều mô hình, cách làm hay hỗ trợ dân thay đổi tập quán canh tác, chăm sóc sức khỏe y tế, góp phần thắt chặt tình quân dân.
Trên cơ sở xác định lợi thế, tiềm năng của địa phương, tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển cây dược liệu thành cây hàng hóa. Việc làm này như một mũi tên giúp “thủ phủ” của cây cà phê và cao su trúng nhiều đích. Đó là vừa bảo tồn và phát triển bền vững loài cây dược liệu quý, vừa chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành chuỗi liên kết giá trị bền vững, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong các ngày từ 28-3 đến 1-4, Đồn Biên phòng Ba Tầng, BĐBP Quảng Trị đã phối hợp với Đoàn Thanh niên địa phương giúp đỡ gia đình ông Hồ Vân Gian, ở thôn Trùm, xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị trồng hơn 10 nghìn bầu giống cây dược liệu càgaileo theo mô hình “Vườn cây dược liệu sạch”.
Chúng tôi ra đảo Hòn Khoai (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đúng ngày biển động. Tàu mới rời đất liền khoảng 5 hải lý thì gặp mưa dông ập đến, trời tối sầm lại, con tàu thật sự quá nhỏ nhoi và mong manh trước biển. Hơn 20 phút chống chọi với cơn thịnh nộ của thời tiết, con tàu mới thoát khỏi vùng nguy hiểm, trời sáng dần và đảo Hòn Khoai hiện ra trước mắt.
Những năm trước, các gia đình ở xã Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) luôn canh cánh nỗi lo con cái bị “mất tích” khi đi chơi, đi học hay ở nhà một mình. Vài năm trở lại đây, vấn nạn “mất tích” người, đặc biệt là trẻ em bị loại bỏ khi lực lượng BĐBP Hà Giang đã đấu tranh, bóc gỡ nhiều đường dây, bắt nhiều đối tượng có hành vi buôn bán người qua biên giới. Giờ đây, Xín Cái đã yên bình trở lại, người dân chuyên tâm làm ăn, tích cực cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc.