Sự từ chối những lễ nghi phiền phức, không muốn tốn kém thời giờ, tiền bạc của nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp kỷ niệm ngày sinh của mình thể hiện đức tính khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, liêm chính, những phẩm chất đáng quý của người công bộc, “đầy tớ” của nhân dân. Nhân cách ấy, sự cao thượng ấy càng làm cho hình ảnh Bác Hồ trở nên cao đẹp và sáng ngời trong lòng nhân dân Việt Nam và bè bạn quốc tế.
Trong “Cửa tiệm hạnh phúc” ấy, những chị em không may khiếm khuyết một phần thân thể quây quần bên nhau, tự tay làm ra những sản phẩm tái chế để tạo thu nhập, trang trải cuộc sống và tìm cơ hội hòa nhập cộng đồng. “Cửa tiệm hạnh phúc” được duy trì với phương châm “cơ thể có thể bị khiếm khuyết nhưng nụ cười luôn tròn đầy”!
Với tinh thần đưa sách tiếp cận đến đông đảo cán bộ, chiến sĩ đơn vị cơ sở, vừa qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đã chọn Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Quảng Trị để tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 2 năm 2023. Những cuốn sách cùng những chiến sĩ mới như quyện hòa với nhau trong niềm vui được bầu bạn vào ngày nghỉ, giờ nghỉ và cả nơi thao trường nắng gió.
Yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” luôn là chiếc “chìa khóa vàng” để mở ra thành công trên mọi lĩnh vực cuộc sống. Công tác hậu cần trong Quân đội nói chung, chuyện “cơm áo gạo tiền” của các đơn vị Biên phòng (BP) trên biên giới tỉnh Đắk Lắk nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, hoạt động trong bối cảnh rất phức tạp, nhưng cán bộ, chiến sĩ của Trạm Biên phòng Lò Gò, Tây Ninh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, trong cuộc chiến tranh biên giới, đơn vị đã đứng vững trên vị trí tiền tiêu, kiên cường đánh trả địch, lập công xuất sắc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nhớ 14/3/1988 - ngày Biển Đông dậy sóng, thành kính tri ân 64 người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền đất nước, lại đau đáu nỗi niềm "Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau"...
Đã tròn 25 năm tôi rời quân ngũ. Cứ ngỡ sẽ chẳng bao giờ được trở lại doanh trại, chẳng bao giờ nhớ đến điều lệnh, đến “mười lời thề danh dự”, “mười một chế độ trong ngày”, chẳng bao giờ được quay lại cái thời “ăn cơm tập thể, nằm giường cá nhân” nữa. Xa lắm rồi một thời áo lính! Thế rồi, mới đây thôi, vào một ngày đẹp trời, họa sĩ Lê Chương, Chủ tịch Hội Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Sơn La gọi đến: “Bác ơi, mai mình đi Sông Mã nhé. Đến thăm các đồn Biên phòng của tuyến biên giới Sông Mã, Sốp Cộp, “làm lính Biên phòng” mấy hôm xem sao, bác ạ”. Thế là tôi đồng ý. Vội vàng sửa soạn ba lô và háo hức lên đường...
Thực hiện phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Phùng, BĐBP Quảng Trị đã quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, trở thành phong trào thi đua rộng khắp, góp phần thiết thực nâng cao đời sống bộ đội. Từ phong trào thi đua, đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc, trong đó, tiêu biểu là Binh nhất Hoàng Ngọc Giang, chiến sĩ Đội Tham mưu-Hành chính.
“Con nuôi đồn Biên phòng” - hình ảnh đã quá đỗi gần gũi, thân thương trong lòng mỗi người lính Biên phòng (BP) và nhân dân trên khu vực biên giới. Do đặc thù địa bàn, cũng như điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đơn vị và gia đình, các đồn BP lựa chọn cách đồng hành sao cho hợp lý, vừa chăm lo tốt cuộc sống cho các cháu, nhưng vẫn phải bảo đảm ngày hai buổi đến trường trên cung đường gần nhất, thuận lợi nhất.
Được một lần đến Thủ đô Hà Nội, thăm Lăng Bác Hồ là mơ ước của Hồ Thị Nghin, kể từ khi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị nhận đỡ đầu theo Chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng”. Em không ngờ rằng, chiếc xe đạp - quà tặng của những người lính Biên phòng Việt Nam không chỉ giúp đường đến trường dễ dàng hơn, mà còn mang đến cơ hội cho cô gái nhỏ này “đi xa” hơn thế.
Đón Tết giữa biển trên những con tàu cá ra khơi xuyên từ cuối tháng Chạp qua ngày Tết Nguyên đán chẳng còn xa lạ gì với ngư dân các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, vì cuộc mưu sinh, bà con vẫn lênh đênh trên những chiếc tàu, đón khoảnh khắc giao thừa ngoài khơi xa.
Ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, với cương vị là Phó Bí thư Chi đoàn, Trung úy Dương Trọng Hà, Phó đội trưởng Vũ trang, Đồn Biên phòng Mỹ Lý, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Nghệ An đã luôn tiên phong, xung kích có mặt tại các điểm “nóng”, đảm nhận các phần việc khó nơi biên giới.
Đi đâu, làm gì ở địa bàn nhưng cứ chuẩn bị đến giờ cơm, một trong những cán bộ của tổ công tác Biên phòng bản Cà Roòng, Đồn Biên phòng Cồn Roàng, BĐBP Quảng Bình lại vội vàng trở về nơi ở, làm việc của mình. Ở đó luôn có hai cậu con nuôi của đơn vị mong ngóng chờ đợi được những người bố mang quân hàm xanh chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ.
Thương lũ trẻ nơi rẻo cao biên giới phải sống trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, cô giáo Trần Thị Châu (giáo viên Trường Mầm non A Xing thuộc xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã trích tiền lương và đi vận động quyên góp kinh phí để mua dụng cụ học tập, đồ chơi… cho các em học sinh. Cô còn tự tay may đồng phục, sửa áo quần cho học trò nghèo. Việc làm ấy của cô Châu như tiếp thêm động lực cho các em trên con đường đến trường vốn nhiều gian khó.
So với những nơi có điều kiện xã hội phát triển thì trẻ em vùng cao biên giới vẫn còn rất nhiều khó khăn, thiệt thòi, phải sống trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, thậm chí phải nhọc nhằn mưu sinh cùng gia đình. Để giúp các em nhỏ trên địa bàn phụ trách vơi bớt khó khăn, vất vả, những người lính quân hàm xanh Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã có nhiều việc làm ý nghĩa nhằm chăm lo đời sống cho trẻ em nghèo bằng cả tình thương và trách nhiệm.