Là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình luôn nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, bám dân, bám địa bàn, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương củng cố cơ sở chính trị, giúp dân phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Từ đó, góp phần xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững chắc ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Bình.
Ngày 23/2, UBND xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Ngày hội được tổ chức tạo không khí vui tươi, góp phần vun đắp tình đoàn kết quân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng địa bàn biên giới giàu mạnh.
Ngày 16 tháng Giêng hàng năm, người Ma Coong (thuộc đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều), ở xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lại rộn ràng với lễ hội đập trống. Qua những nghi thức trong lễ hội, người dân cầu mong cho trời đất mưa thuận, gió hòa, mùa vụ tốt tươi, cuộc sống no đủ. Những năm gần đây, lễ hội đập trống của đồng bào Ma Coong ở địa bàn biên giới đã bắt đầu thu hút du khách phương xa đến tham dự, chung vui.
“Chồng em xuống núi rồi, đi làm dưới xuôi vài tháng mới về” - tôi khá ngạc nhiên khi hỏi chuyện cô gái trẻ ở đầu dốc vào bản Ka Oóc. Đi hết bản Ka Oóc, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, tôi nhận ra, thế hệ trẻ ở ngang lưng núi Giăng Màn giờ đây đã quen với nhịp sống “đầu năm rời núi xuống phố mưu sinh”.
Chương trình 135 (CT 135) và Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra những con đường bê tông phẳng lỳ trên đại ngàn Trường Sơn. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở 12 xã vùng biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thể thong dong trên xe từ nhà ra đến trung tâm huyện, điều này trước đây, đồng bào có nằm mơ cũng không thể thấy được.
Trước nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét đe dọa, toàn bộ 34 gia đình đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở bản Sắt, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được hỗ trợ chuyển đến địa điểm mới. Sau một năm, với sự vào cuộc kiến tạo của chính quyền địa phương, BĐBP và nỗ lực của người dân, bản tái định cư giữa đại ngàn Trường Sơn đã khoác lên mình diện mạo mới.
Trong các ngày 15-16/1/2023, tại xã Kim Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Bình, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng các đơn vị đồng hành, nhà tài trợ tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023.
Nằm trong khuôn khổ Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 7/1/2023, Ban Tổ chức chương trình đã tiến hành bàn giao nhà “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới” cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hỗ trợ người dân nghèo phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quá trình đồng hành cùng người dân biên giới của Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình. Suốt nhiều năm qua, bằng nguồn vận động xã hội hóa, Đồn Biên phòng Làng Mô đã xây dựng các mô hình sinh kế, trực tiếp đóng góp ngày công lao động hoàn thành những công trình dân sinh thiết thực dành tặng cho người dân khu vực biên giới nói riêng.
Trong 2 ngày 26-27/12, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên tuyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho già làng, trưởng bàn là người Bru Vân Kiều, Pa Cô ở khu vực biên giới của tỉnh.
Nằm phía Tây Bắc của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Trọng Hóa là xã vùng cao biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn xã có 17 bản với 1.014 hộ/4.672 khẩu; trong đó 97,23% là đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Chứt và Bru-VânKiều. Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương cũng như sự phối hợp đầy tinh thần trách nhiệm của Đồn Biên phòng Ra Mai, BĐBP Quảng Bình trong công tác tuyên truyền pháp luật song tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Trọng Hóa vẫn còn xảy ra và là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương.
Nằm phía Tây Bắc của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, Trọng Hóa là xã vùng cao biên giới thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn xã có 17 bản với 1.014 hộ/4.672 nhân khẩu; trong đó 97,23% là đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Chứt và Bru - Vân Kiều. Mặc dù cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương phối hợp chặt chẽ Đồn Biên phòng Ra Mai, BĐBP Quảng Bình trong công tác tuyên truyền pháp luật song tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn xã Trọng Hóa vẫn còn xảy ra.
Ngày 18/12, tại Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị phối hợp với Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Bru - Vân Kiều cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
Nhiều năm trước, xã biên giới Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được xác định là điểm “nóng” của tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Trải qua thời gian, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, BĐBP và các lực lượng chức năng với những biện pháp cụ thể, vấn nạn tảo hôn đã được đẩy lùi khỏi địa bàn biên giới.
Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em, trong đó, khoảng 30 dân tộc thiểu số (DTTS) có chữ viết, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Chăm, M’Nông... Tuy nhiên, xu hướng hội nhập văn hóa đã làm suy giảm ngôn ngữ “mẹ đẻ” của nhiều DTTS. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các DTTS là một trong những giải pháp cấp thiết trước mắt và lâu dài để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.