Tôi có ấn tượng sâu sắc với tấm áo trấn thủ Điện Biên với những đường may chéo hình quả trám. Mỗi đường may như gửi gắm vào đó bao tình cảm quân dân như “cá với nước”. Có lẽ, ít có tấm quân phục nào giản dị đơn sơ mà sống mãi trong ký ức người lính Điện Biên đậm nét như thế. 36 đường may trên áo là 36 đường gian khó, là những ngày rát bàn tay, rộp da tay, chân bấm võng nền đường mòn vẹt cả đế giày, đế dép để “kéo pháo vào” rồi “kéo pháo ra” thực hiện phương châm nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc, tiến chắc”.
Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2023), thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên, các tổ chức Đoàn của BĐBP Điện Biên đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cho bộ đội dưới hình thức phong phú, đa dạng. Thông qua các hoạt động đó đã góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước trong mỗi đoàn viên, thanh niên.
Tháng tư là tháng có nhiều ký ức, có ký ức của mỗi người và ký ức lịch sử dân tộc. Chính ký ức đã cho ta nhớ lại một thời với bao cảm xúc thiêng liêng, với bao kỷ niệm ân tình với bao nhung nhớ khó quên.
Ngày tốt nghiệp Đại học Biên phòng, tôi vào miền Nam công tác. Mẹ tiễn tôi đi hết lũy tre cuối làng bằng những giọt nước mắt bùi ngùi trên vai áo. Dẫu biết con đi lính Biên phòng là phải công tác xa nhà, nhưng lòng mẹ vẫn dâng tràn niềm luyến lưu, bịn rịn. Ngày ấy, Bắc Nam vẫn còn là một khoảng cách xa xôi diệu vợi, không hẳn bởi không gian, mà hằn sâu trong tâm tưởng.
Tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương tại khu vực miền Trung có số lượng lớn tàu thuyền và ngư dân thường xuyên hành nghề trên biển. Chính quyền địa phương đang kiên quyết đưa ra các giải pháp để ngăn chặn triệt để hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) để nỗ lực cùng cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).
Đi dọc tuyến biên giới biển, đảo cho đến tuyến biên giới đất liền, không khó để bắt gặp hình ảnh các cán bộ, chiến sĩ BĐBP tham gia các hoạt động vì cộng đồng vào “Ngày thứ Bảy tình nguyện”. Bước chân của những người lính đã in dấu với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, thể hiện vai trò xung kích, tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ Biên phòng.
Thẳm sâu trong tiềm thức, từ khi tôi còn là một cậu bé ngồi lọt thỏm ở trong lòng bố, những câu chuyện về chiến trường biên giới phía Nam, về con người và mảnh đất nơi miền Tây xa xôi đã trở nên thân thương quá đỗi. Để rồi, cho đến hôm nay, tôi đã trải qua gần hai mươi năm làm người lính bảo vệ biên cương miền Tây Nam Bộ. Từ biển Bãi Bồi chót Mũi Cà Mau, cho đến đồng bằng sông Vàm Cỏ, điểm giáp ranh giữa hai tỉnh Long An và Tây Ninh, đồng thời cũng là vùng giao thoa giữa hai miền Đông - Tây Nam Bộ. Miền Tây đã thuộc về vùng đất của cuộc đời tôi, yêu thương, máu thịt.
Sau một đợt mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực trong nội thành Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị ngập cục bộ khiến nhiều hộ dân thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị ngập nặng, không kịp trở tay.
Có một thời người ta gọi nữ ca sĩ dân tộc Tày Phương Bắc (tên đầy đủ là Phùng Phương Bắc) là “chim họa mi của núi rừng Tây Bắc” bởi chị là solist chính của Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Lào Cai, là người thể hiện rất thành công nhiều bài hát về miền đất này, như: “Tình ca Tây Bắc”, “Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời”, “Bài ca trên núi”, “Gặp nhau giữa rừng mơ”, “Chiều Lào Cai”… Giờ đây, sau bao biến cố cuộc đời, chị đã xuống Hà Nội và trở thành ca sĩ của Nhà hát Công an nhân dân.
Tôi tin rằng, trong đời mỗi con người, ai cũng trải qua quãng thời gian ấu thơ, nghe tiếng ru của mẹ trong cánh võng “ầu ơ”; cứ thế mà lớn lên, trưởng thành. Cánh võng ấy, lời ru ấy theo ta đi suốt cuộc đời, lặn vào trong tâm thức, để trên đường đời có lúc chênh chao, hẫng hụt, mất phương hướng thì nhịp võng ru ngày ấy cân bằng ta lại, định vị ta và hướng tâm ta về với cội nguồn, mạch nguồn.
Tuy được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và xu hướng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực.
Sáng nay, 29/9, Đồn Biên phòng Lý Sơn, BĐBP Quảng Ngãi đã triển khai lực lượng giúp đỡ người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khắc phục hậu quả sau cơn bão số 4.
So với vài thập niên trước đây, số lượng các văn nghệ sĩ tham gia sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) thuộc lĩnh vực dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ngày càng đông đảo. Nhiều cây bút “lão làng” người DTTS đã định hình được phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng cho đời sống văn học DTTS và miền núi. Tuy nhiên, số lượng cây bút trẻ người DTTS tạo được dấu ấn trong sáng tác văn học chưa có nhiều.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cách đây 77 năm nhưng âm vang của những ngày lịch sử hào hùng đó vẫn còn vang mãi trong kí ức của dân tộc. Đó là những ngày cả nước đứng lên “như nước vỡ bờ”, cuốn phăng đi mọi thế lực của chính quyền cũ, lập nên chính quyền mới. Đó là âm vang lời kêu gọi của lãnh tụ Hồ Chí Minh: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn thể đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Trải qua 72 năm xây dựng, truyền thống cách mạng, phẩm chất của Thanh niên xung phong trong kháng chiến là hình mẫu để thế hệ trẻ học hỏi, tiếp bước cha anh, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.