Trước “trăm phương ngàn kế” của các đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, các đồn, đơn vị Biên phòng trên địa bàn tỉnh An Giang đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương và lực lượng chức năng thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới. Nhiều đối tượng, nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển hàng lậu vì thế đã bị bắt giữ, triệt phá…
“Có sao nói vậy, năm 2022, tàu tôi thu gần 10 tỷ đồng, được xếp vào hạng cao nhất huyện Tuy An. Nhưng vẫn thua tàu ông Tuấn Anh ở thị xã Đông Hòa (Phú Yên), thu 12 tỷ đồng, tàu ông có máy “siêu dò” cá trị giá 4,5 tỷ đồng. Loại máy này có thể quét ở cách xa 3 hải lý vẫn phát hiện ra đàn cá” - chủ tàu và thuyền trưởng Nguyễn Chí Thanh, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên mở đầu câu chuyện.
Là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2015, tỉnh An Giang đã phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quan trắc, đưa ra cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở. Nhờ sự chủ động đó, địa phương này đã giảm thiểu được thiệt hại về người và tài sản của người dân.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, năm 2022, toàn tỉnh ghi nhận 115 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài hơn 2.600m; bờ biển bị sạt lở với chiều dài hơn 3.700m. Gần 1.600 căn nhà và 43 công trình bị thiệt hại, hư hỏng do sạt lở. Ước tính tổng thiệt hại về tài sản khoảng 38 tỷ đồng. Tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với địa phương có 3 mặt giáp biển này.
Xác định hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ảnh hưởng trực tiếp đến ngành hải sản và uy tín Việt Nam, Đồn Biên phòng Tây Yên, BĐBP Kiên Giang đã quyết liệt chỉ đạo các đội, trạm kiểm soát Biên phòng thực hiện nghiêm quy định, quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên trao đổi, nắm chắc tình hình hoạt động của phương tiện trên biển, đấu tranh, kiên quyết chống khai thác IUU.
Để thực hiện mục tiêu chung tay cùng cả nước sớm gỡ thẻ vàng IUU, hướng đến xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng Bộ đội Biên phòng là điều kiện cần, trong khi điều kiện đủ chính là sự đồng lòng và ý thức trách nhiệm của mỗi ngư dân trên hải trình vươn khơi bám biển.
Sáng 19/3, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, BĐBP An Giang, đơn vị vừa phối hợp với Đội Đặc nhiệm (Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP An Giang) phát hiện, bắt giữ 1 đối tượng đang vận chuyển, cất giấu 1,5 tấn đường cát nhập lậu trong đống trấu cạnh bờkênh Vĩnh Tế.
Bến Tre phải tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng cơ chế, chính sách; định hướng phát triển về hướng Đông mở ra không gian phát triển về hướng biển; sớm hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh...
Theo thông tin từ Đồn Biên phòng Sông Trăng, BĐBP Long An cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng liên quan bắt giữ 3 đối tượng nghi tìm đường xuất cảnh trái phép sang Campuchia cùng 1 đối tượng đưa dẫn người xuất cảnh trái phép.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình ưu tiên hướng đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), tiêu biểu như các chính sách trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và hiện nay là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình này là lồng ghép giới, hướng đến xóa bỏ bất bình đẳng giới giữa các nhóm dân tộc.
Khu vực biên giới Đắk Lắk gồm 4 xã thuộc hai huyện Ea Súp và Buôn Đôn, có 25 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó chỉ có 4 dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê, M’Nông, Gia Rai, Lào). Cùng với các ban, ngành địa phương, Bộ chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đã triển khai nhiều mô hình, việc làm thiết thực, hiệu quả giúp đồng bào dân tộc thiểu số “an cư lạc nghiệp” phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết, trao thưởng Cuộc thi Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa ở cơ sở. Trong đó, sáng kiến của nhóm tác giả thuộc Phòng Chính trị, BĐBP Thanh Hóa đã được Ban Tổ chức đánh giá tốt và trao giải Ba.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có quy chế phối hợp với lực lượng Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 để xử lý các tàu cá vi phạm các quy định trong khai thác hải sản. Huyện ủy Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có Kế hoạch phối hợp số 57-KHPH/ĐUBĐBP/HULĐ ngày 1/6/2021 với Đảng ủy BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Để Luật Biên phòng Việt Nam thực sự đi vào cuộc sống, cùng với việc tập huấn cho cán bộ, viên chức tại địa phương, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, nhất là người dân ở khu vực biên giới, biển, đảo. Từ kinh nghiệm của nhiều năm thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đơn vị đã có sự chuẩn bị chu đáo, xây dựng nội dung với phương pháp phù hợp, khoa học và bước đầu cho những kết quả đáng ghi nhận.