Làng chài nhỏ trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 với những hộ dân phiêu dạt từ nhiều miền quê về lập nghiệp từ bao năm qua. Ước mơ được lên bờ và cải thiện cuộc sống của những người ngụ cư tưởng chừng như quá xa vời, nhưng tất cả đã được đền đáp.
Trên đường đến với xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nơi những người phụ nữ nghèo đã nhận được nhiều sự hỗ trợ tích cực từ Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, phong cảnh đẹp như một bức họa sơn thủy hữu tình. Từ Ngọc Côn, dòng sông Quây Sơn “vượt biên” chảy vào lãnh thổ Việt Nam rồi uốn lượn qua núi Lũng An, núi Lũng Khuốt, Lũng Qua, Lũng Thoang, Pò Dao, Tôm Đeng… gom nước đổ dạt dào nơi thác tiên Bản Giốc, tạo nên những xóm núi lẩn khuất trong mây và những cánh đồng thơm hương nếp mới.
Cảm thông, chia sẻ với đời sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực biêngiới còn nhiều khó khăn, vất vả, Đại úy Đinh ƠRing, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Mơ, BĐBP Gia Lai luôn gần gũi, giúp đỡ nhân dân bằng nhiều hành động cụ thể. Anh luôn được đồng bào tin tưởng, yêu thương như chính người thân trong gia đình.
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Trưởng ấp Vườn Bưởi, xã Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước cho biết, vì đại dịch Covid-19 nên đã lâu rồi mới gặp ông Văn Von, Trưởng phum Cooc Tho Mo, xã Tuần Lung, huyện Mê Mốt, tỉnh Tbong Khmum, Vương quốc Campuchia. Câu chuyện của hai địa phương sau 5 năm kết nghĩa vẫn tập trung quanh chuyện xóa đói, giảm nghèo.
Xuất phát từ quan hệ truyền thống hữu nghị, đến nay, trên tuyến biêngiới Việt Nam - Trung Quốc đã có 59 cặp thôn bản, cụm dân cư hai bên biêngiới kết nghĩa với mục đích hướng đến là giữ vững ổn định biêngiới, xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển. Thực tế, thông qua hoạt động kết nghĩa, tình đoàn kết giữa người dân hai bên biêngiới thắm thiết hơn, mọi người sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Những năm qua, bên cạnh các chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc ở khu vực biêngiới, thực hiện chủ trương của cấp trên, BĐBP Cao Bằng đã tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức kết nghĩa giữa các cụm dân cư hai bên biêngiới Việt Nam - Trung Quốc. Qua đó, đã góp phần thắt chặt mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước và mối quan hệ thân tộc vốn có lâu đời giữa nhân dân hai bên biêngiới.
“Đồng chí Tú là cán bộ, sĩ quan trẻ luôn nhiệt huyết, trách nhiệm trong công việc chuyên môn, cũng như tích cực tham gia các hoạt động của đơn vị. Đồng chí luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu của đơn vị trong thực hiện phong trào thi đua Quyết thắng” - Thượng tá Vi Văn Cẩn, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Hữu Nghị, BĐBP Lạng Sơn chia sẻ.
Tại Tọa đàm “Tô thắm phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ” diễn ra sáng 31-3, các đại biểu thống nhất quan điểm, để tiếp tục phát huy truyền thống quân đội, tô thắm danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ trong hoàn cảnh mới đòi hỏi toàn quân phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh và kỷ luật của quân đội, thực hiện tốt các nghị quyết của Quân ủy Trung ương, trong đó có Nghị quyết số 847-NQ/QUTW ngày 28-12-2021 về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.
Năm 2021, Chi đoàn Đồn Biên phòng Làng Mô, BĐBP Quảng Bình đã triển khai thực hiện có nền nếp, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Với sức trẻ, khát vọng và khả năng sáng tạo không ngừng, tuổi trẻ đơn vị luôn nêu cao tinh thần xung kích, tình nguyện trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, vì thế, những đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
Những năm qua, phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền Biên phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, Đồn Biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu đã chủ động triển khai toàn diện các mặt công tác theo phương châm: Vừa giúp dân phát triển kinh tế, vừa củng cố quốc phòng, an ninh. Đời sống của bà con nơi đây ngày một đổi thay thì bà con càng gắn bó, tích cực cùng BĐBP xây dựng “phên dậu” biên cương vững chắc nơi địa đầu Tổ quốc.
Đó là khẳng định của Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP khi chia sẻ về những chương trình, mô hình, phong trào tiêu biểu của BĐBP trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Văn Ngọc Quế xung quanh vấn đề này.
Trải qua 63 năm luôn đồng hành, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc tại khu vực biêngiới, hải đảo, BĐBP luôn xác định vai trò hết sức quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biêngiới nói riêng. Do đó, những năm qua, BĐBP đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động hướng về khu vực biêngiới, hải đảo, nhằm xây dựng nền biên phòng toàn dân, khu vực biêngiới vững mạnh; đồng thời, chú trọng phát huy sức mạnh của nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh của nhân dân, Người khẳng định: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Tư tưởng đó luôn soi sáng công tác vận động quần chúng của BĐBP đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biêngiới quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biêngiới quốc gia, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang luôn chú trọng tham mưu, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, góp phần xây dựng địa bàn biêngiới vững mạnh.
Chiều 16-2, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí đầu Xuân Nhâm Dần, năm 2022. Trung tướng Đỗ Danh Vượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì buổi gặp mặt. Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP cùng đại diện 32 cơ quan báo chí dự buổi gặp mặt.