Chắc tay súng bảo vệ biên cương, gác bình yên cho đất nước
Khi cả nước hân hoan đón chào năm mới thì các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai vẫn đang chắc tay súng canh gác, bảo vệ bình yên cho người dân vui Xuân.
Khi cả nước hân hoan đón chào năm mới thì các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai vẫn đang chắc tay súng canh gác, bảo vệ bình yên cho người dân vui Xuân.
Là lực lượng có “tuổi đời” còn rất trẻ, song, có thể nói, ngay sau ngày thành lập, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Kon Tum đã nhanh chóng khẳng định sức nặng của “quả đấm thép” trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới. Đã từng xuất hiện nhiều nỗi lo về nguy cơ trở thành điểm nóng an ninh trật tự, nhất là tội phạm ma túy xuyên quốc gia và mua bán, vận chuyển pháo cấm qua biên giới, nhưng bằng nỗ lực, quyết tâm cao, sự nhanh nhạy, sắc sảo về mặt nghiệp vụ đã giúp những người lính PCMT&TP từng bước chuyển hóa địa bàn, khiến cho giới tội phạm trên vùng ngã ba Đông Dương bao phen “thất kinh bạt vía”.
Chiều nghiêng bóng nắng, dừng chân bên “dòng sông năng lượng” Sê San phân chia địa giới hành chính giữa 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai trên đường biên giới để cảm nhận không gian thật vắng lặng, tôi thực sự ngỡ ngàng. Chỉ vài năm trước đây thôi, cũng tại cung đường này, khi mùa khô đến là bắt đầu nhộn nhạo những hoạt động vi phạm quy chế biên giới, mua bán, vận chuyển pháo cấm, vi phạm lâm luật... “Gió đã đổi chiều” khi tấm chắn thép của người lính Biên phòng (BP) được gia cố bền vững, biên giới lại trở về với nguyên bản của mình, bình yên đến vô tận...
Ròng rã trong gần 2 năm qua, “cuộc chiến” chống đại dịch Covid-19 diễn ra vô cùng căng thẳng và quyết liệt trên các tuyến biên giới, trong đó có tuyến biên giới Bắc Tây Nguyên. Nhưng vượt qua mọi vất vả, gian lao và hiểm nguy, bằng sự sự dẻo dai, bản lĩnh và tinh thần chiến đấu quật cường, những người lính Biên phòng vẫn vững vàng bám trụ trên tuyến đầu biên giới.
Hơn 18 năm công tác tại Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum, trải qua nhiều cương vị khác nhau, nhưng ở cương vị nào, Thượng úy Nguyễn Như Hoa đều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những thành tích tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác Hội Phụ nữ, chị Hoa đã vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum và Bộ Tư lệnh BĐBP tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hội giai đoạn 2015-2020.
Những ngày cuối năm, sắc Xuân của đất trời dường như về sớm hơn trên những dải biên cương của Tổ quốc.
Những ngày cuối năm, số lượng công dân trở về từ nước ngoài, nhập cảnh trái phép trên tuyến biên giới Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng gia tăng đột biến, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch COVID-19 nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 chưa ai khẳng định được sẽ kết thúc vào thời gian nào, điều này cũng đồng nghĩa với việc trên các tuyến biên giới, lực lượng BĐBP vẫn đang phải ngày đêm “ăn lán, ngủ rừng” để kiên quyết ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Và mỗi ngày, mỗi đêm, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị luôn yên tâm thực thi nhiệm vụ trong những chiếc lán bán kiên cố được làm bởi tấm lòng trân quý của cán bộ và nhân dân xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Mạnh mẽ, cuộn trào vượt qua bao ghềnh thác, dòng Sê San là một trong những con sông sản sinh ra nguồn điện năng lớn nhất ở Tây Nguyên. Bên cạnh chức năng cân bằng hệ sinh thái, giá trị kinh tế của dòng sông được thể hiện qua hệ thống thủy điện có công suất lớn đang hòa vào lưới điện quốc gia và những tiềm năng trong phát triển du lịch, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đứng chân bên dòng sông có “tầm vóc” như thế, Đồn Biên phòng Sê San, BĐBP Kon Tum luôn nỗ lực cống hiến để khẳng định mình…
Kẻng báo giờ đi ngủ, Thiếu úy Châu Văn Bình mới trở về doanh trại. Hỏi chuyện mới biết anh vừa đưa một người dân bản Sê Sáp, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào đi cấp cứu. Như đã quá quen với những việc như thế, Thiếu tá Hồ Văn Việt, Chính trị viên Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế tươi cười nói với tôi: “Bấy lâu nay, có bất cứ việc gì, bà con ở Sê Sáp đều cậy nhờ đến chúng tôi. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng tôi đều hết sức giúp đỡ họ như chính đồng bào ruột thịt của mình”.
Không chỉ xây dựng nhà giúp người dân bản Sê Sáp, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào ổn định chỗ ở, xóa bỏ tập tục du canh du cư, các chiến sĩ Biên phòng còn tặng con giống, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế. Những ngày này, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nhâm, BĐBP Thừa Thiên Huế đang nỗ lực “thay áo” mới cho những con đường đất đỏ, bắc cầu qua những con suối để người dân nước bạn tiện đi lại, trao đổi hàng hóa, chữa bệnh. Những chiếc cầu là sợi dây gắn chặt hơn nữa truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt, thủy chung, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn của cán bộ, nhân dân hai nước Việt - Lào.
Hết lòng sẻ chia, giúp đỡ dân bản Ka Lô, Sê Sáp, Kô Tài (Lào), BĐBP và nhân dân Thừa Thiên Huế được bà con các bản bạn coi như người thân và luôn giữ tình cảm ấm áp, vững bền.
Cũng giống như bao làng chài khác, cuộc sống của ngư dân vùng sông nước Sê San luôn là những tháng ngày lênh đênh không bờ bến. Mùa xuân năm nay, những cái lán nhỏ quần tụ ấy sẽ được đón một cái Tết hoàn toàn khác xưa...
Trong 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty 715, Binh đoàn 15 đã qua 3 lần đổi tên cùng một chuỗi hành trình xuôi ngược từ Nam Lào sang Đông Bắc Cam-pu-chia, vào miền Đông Nam bộ, rồi tiếp tục bám dãy Trường Sơn nơi dải đất miền Trung khô khát và hôm nay vững vàng thế đứng bên dòng Sê San uốn mình trên biên giới. Ở bất kỳ giai đoạn nào, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, người lao động trong Công ty cũng nỗ lực hết mình, đồng hành với nhân dân bằng tất cả tình cảm và trách nhiệm của "người lính Cụ Hồ", tham gia xây dựng vùng nông thôn biên giới bình yên và phát triển…
Thời gian qua, trên tuyến biên giới 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, các đối tượng lâm tặc ngang nhiên vào rừng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Khi bị phát hiện bắt giữ, bọn chúng liều lĩnh dùng vũ khí chống lại lực lượng chức năng. Đã có không ít cán bộ địa phương, lực lượng Kiểm lâm và BĐBP bị các đối tượng nhắn tin điện thoại đe dọa vì "dám cản trở"... đường làm ăn của bọn chúng... Với tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm đến cùng, Bộ Tư lệnh BĐBP tập trung chỉ đạo BĐBP các tỉnh phối hợp với các Đoàn đặc nhiệm chống buôn lậu, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP) BĐBP tăng cường tuần tra truy quét, kịp thời ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng.