Thủ tướng nhấn mạnh hoạt động cứu nạn cứu hộ của ViệtNam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã truyền tải thông điệp về đất nước, con ngườiViệtNam thân thiện, nhân ái, nghĩa tình, nhân đạo, đoàn kết quốc tế cao cả.
Những người lính từ Gạc Ma trở về với cuộc sống đời thường luôn tự hào là bộ đội Trường Sa và trao truyền lại tình yêu biển đảo Tổ quốc để lớp thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy truyền thống.
Sáng nay, 4/3, Liên hoan sách đầu tiên về bình đẳng giới đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện diễn ra trong một tuần từ ngày 4/3 đến ngày 11/3 tại Bảo tàng Phụ nữ ViệtNam với nhiều hoạt động sôi nổi và sáng tạo.
Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…
“Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên tuyến biên giới là cuộc chiến đầy khốc liệt và nhiều hiểm nguy, mà BĐBP luôn là lực lượng xung kích, nòng cốt trên tuyến đầu” - đó là khẳng định của Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP) BĐBP về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy tại khu vực biên giới những năm gần đây. Để bạn đọc hiểu sâu hơn về cuộc chiến không khoan nhượng với tội phạm ma túy của những trinh sát đặc nhiệm quân hàm xanh, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh về vấn đề này.
Thời gian qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng thường xuyên chú trọng đổi mới nội dung, biện pháp công tác vận động quần chúng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ đồng bào các dân tộc vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Nằm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Pò Hèn (xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Pò Hèn là một trong những công trình văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP). Nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ” trong hành trình về nguồn của nhân dân cả nước nói chung và cán bộ, chiến sĩ BĐBP nói riêng.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, đảm bảo quân số trực sẵn sàng chiến đấu là nhiệm vụ thường xuyên của những người lính quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc. Nhiệm vụ đó càng nặng nề hơn khi vào dịp Tết đến, Xuân về, khi ngườingười, nhà nhà đang quây quần bên nhau, chung bữa cơm đoàn viên đầm ấm, các anh vẫn tiếp tục vững chắc tay súng, canh giữ sự bình yên cho đất nước. Hơn lúc nào hết, tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc làanhem ruột thịt” càng thể hiện rõ trên từng bước chân tuần tra của những người lính Biên phòng vì hạnh phúc, an bình của người dân.
Những ngày này, trên mọi miền Tổ quốc, từ cực Bắc giá lạnh, qua “khúc ruột” miền Trung, tới Tây Nguyên lộng gió, đến phương Nam rực nắng, đồng bào các dân tộc đang sống trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” do BĐBP tổ chức chào đón Xuân Quý Mão 2023.
Sơn La là tỉnh vùng cao Tây Bắc, có đường biên giới dài hơn 270km, tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào. Trong những năm qua, nhân dân các bộ tộc Lào và đồng bào các dân tộc trên biên giới tỉnh Sơn La đã cùng nhau san sẻ khó khăn, bồi đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt ViệtNam - Lào. Đặc biệt, kể từ khi thực hiện mô hình “Kếtnghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, nhân dân hai bên biên giới đã tự giác chấp hành quy chế tự quản, quy chế kếtnghĩa, giữ gìn và phát huy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
Dự Chương trình "Tết sum vầy-Xuân gắn kết", Thủ tướng trăn trở còn không ít chính sách đối với công nhân chưa thật sự phù hợp, chậm đi vào cuộc sống; tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân ViệtNam (22/12/1944-22/12/2022) và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2022), trong những ngày qua, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới.
“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự ViệtNam trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử - đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự ViệtNam hiện đại.
Chiều 18/12, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệtNam đã đến thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ trong năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ đội Biên phòng cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới. Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tổng Bí thư mong muốn, Mặt trận Tổ quốc các cấp, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp tiếp tục gắn bó sâu sát hơn nữa với cơ sở, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình nhân dân.