Hai bên nhất trí cần tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đột phá nhằm nâng tầm hợp tác kinh tế thành một trụ cột thực sự trong quan hệ hai nước, tương xứng với quan hệ đặc biệt Việt-Lào
Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biêngiới Việt Nam-Campuchia lần thứ nhất là một trong những hoạt động lớn, có ý nghĩa biểu tượng mà Bộ Quốc phòng hai nước phối hợp tổ chức trong “Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam 2022”, kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967 - 24/6/2022).
Nơi biên viễn của tỉnh Quảng Nam, có những quần thể rừng ngàn năm tuổi được người dân Cơ Tu nhiều năm bảo vệ. Họ coi rừng là nhà và rừng cũng mang lại hệ sinh thái tự nhiên giúp người dân nơi đây sung túc hơn nhờ làm du lịch.
Từ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y, BĐBP Kon Tum, chúng tôi đến thăm thôn văn hóa du lịch Đăk Mế thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum để gặp nữ già làng Y Ban, người mà tôi đã có dịp trò chuyện khi bà nhận lời mời ra Hà Nội tham dự Chương trình giao lưu “Những người thắp lửa biên cương” do Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức vào tháng 3-2014.
Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới thay đổi nhanh chóng, Lào và Việt Nam xây dựng cơ chế hợp tác chặt chẽ, bảo đảm cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Thời gian qua, hoạt động của tội phạm ma túy qua tuyến biêngiới tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục diễn biến rất phức tạp, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh. Mặc dù phải đối diện với nhiều thách thức, nguy hiểm, nhưng với quyết tâm bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, cán bộ, chiến sĩ của BĐBP Hà Tĩnh đã đấu tranh, triệt xóa thành công nhiều đường dây, tổ chức tội phạm ma túy xuyên quốc gia, thu giữ nhiều loại ma túy với số lượng rất lớn.
Có những câu chuyện mà mãi đến bây giờ vẫn còn đọng lại trong tôi những ký ức không thể nào quên. Chuyện về những cung đường Trường Sơn huyền thoại, nhớ về năm tháng khốc liệt, mặc máy bay Mỹ điên cuồng đánh phá, bộ đội vẫn hành quân đêm ngày. Từ phía Lào, có rất nhiều người dân chạy trốn bom đạn đi sâu vào đất Việt. Như một cơ duyên trời định, họ ở lại Việt Nam, lấy chồng, lấy vợ tạo nên mối lương duyên Việt - Lào dọc miền biêngiới.
Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được các bên tham gia ký kết vào ngày 20-7-1954 với việc chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Trong khi ở dưới xuôi, các lực lượng gấp rút tiến hành những công việc để nhanh chóng thực hiện những nội dung ghi trong Hiệp định thì trên vùng biêngiới Cù Bai, Hướng Lập, kẻ địch vẫn ra sức tuyên truyền, kích động người dân bỏ bản vào ở trong rừng, cấu kết với bọn phỉ Lào, tung lực lượng lấn chiếm giới tuyến, biêngiới, gây cho ta vô vàn khó khăn trong công tác triển khai các biện pháp bảo vệ giới tuyến theo Hiệp định Genève trên miền biên viễn phía Tây.
Với bất kỳ quốc gia nào, biêngiới quốc gia cũng đều thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Với vai trò nòng cốt, chuyên trách trong xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biêngiới quốc gia, suốt 63 năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn vững vàng trên mọi trận tuyến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, trong mọi giai đoạn. Để có được những chiến công, thành tích vẻ vang đó, có phần trọng yếu của công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong việc xây dựng nên sức mạnh chính trị, sức mạnh tinh thần của người lính Biên phòng, thực sự là “linh hồn và mạch sống” của người lính nơi tuyến đầu hiểm yếu.
Những năm gần đây, với mục tiêu xây dựng biêngiới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, công tác đối ngoại quốc phòng, đối ngoại biên phòng được thúc đẩy mạnh mẽ với nhiều cách làm hiệu quả và sáng tạo. Điều đáng ghi nhận là, nhiều đảng viên đã phát huy vai trò của mình, thực sự gương mẫu đi đầu trong việc vun đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai bên biêngiới, xứng đáng với tên gọi “sứ giả hữu nghị” mà nhân dân đã đặt cho.
Những ngày qua, các đơn vị BĐBP đã đồng loạt tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” với những hoạt động hết sức thiết thực nhằm mang tới cái Tết đầm ấm cho đồng bào khu vực biêngiới. Mỗi người dân biêngiới tham dự chương trình đều phấn khởi bởi tình cảm tương thân, tương ái mà BĐBP dành cho mình. Không khí vui tươi, phấn khởi từ chương trình giúp cho người dân tự tin, lạc quan trước thềm năm mới Nhâm Dần 2022.
Vượt gần 100km từ thành phố Hà Tĩnh, chúng tôi lên biêngiới thăm Đồn Biên phòng Bản Giàng, BĐBP Hà Tĩnh vào một ngày áp Tết Nhâm Dần 2022. Tiết trời ở khu vực biêngiới Việt - Lào se lạnh, trong khuôn viên đồn, nhiều cành đào đã hé nụ, nở hoa, báo hiệu mùa Xuân đã đến thật gần, băng rôn, khẩu hiệu được trang trí với màu sắc sặc sỡ, trông thật đẹp mắt. Qua con suối nhỏ là khu tăng gia sản xuất, chăn nuôi tập trung của đơn vị với đầy đủ các loại rau xanh mướt, lợn, gà, cá, vịt, do cán bộ, chiến sĩ tự tay chăn nuôi, chăm sóc, tạo cảnh quan yên bình, ấm áp ở một vùng biêngiới.
Thực hiện khẩu hiệu “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào”, nhiều năm qua, Đồn Biên phòng A Nông, BĐBP Quảng Nam đã có nhiều mô hình hay, hiệu quả nhằm giúp đỡ nhân dân, học sinh trên địa bàn đơn vị đóng quân. Mô hình “Tay kéo Biên phòng” là một trong những mô hình có ý nghĩa thiết thực, qua đó, gắn kết tình quân dân ngày càng bền chặt, góp phần xây dựng nền Biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.
Chiều 30-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2016-2021, ký kết Chương trình phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2021-2026. Đồng chí Lê Văn Bảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và Đại tá Lê Văn Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh Quảng Bình đồng chủ trì hội nghị.