Một người dân tộc Cơ Tu chỉ lên mỏm đồi cao - nơi đặt chốt tăng gia của Đồn Biên phòng A Xan, BĐBP Quảng Nam và nói rằng, khói bếp nơi này bao giờ cũng bốc lên sớm nhất ở thung lũng được bao bọc bởi 3 ngọn núi Chuôn, Quýt và Ra Lát.
Chủ tịch nước nêu rõ Kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Lào Cai là sự kiện quan trọng, tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Lào Cai phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Nhận được tin nhắn của nhà thơ Phạm Vân Anh, hiện đang công tác tại Phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị BĐBP khiến niềm vui và sự xúc động dâng lên trong lòng tôi. Vân Anh nhắn, hiện nhóm nữ dịch giả Hà Nội các chị đang may và tìm địa chỉ chuyển tặng hàng trăm chiếc áo thun “cờ đỏ sao vàng” cho học sinh các lứa tuổi trên địa bàn biêngiới cả nước trong dịp khai giảng năm học mới 2023-2024.
Lên biêngiới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biêngiới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biêngiới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập (tháng 6/1975), Đồn CANDVT Ia Kla (lúc đầu mang phiên hiệu 23, sau đổi thành 649), CANDVT Gia Lai (Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBP Gia Lai ngày nay) đã đương đầu với những khó khăn, thử thách. Vừa chiến đấu bảo vệ biêngiới, vừa đấu tranh với các phần tử phản động, bảo vệ an ninh chính trị địa bàn. Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn CANDVT Ia Kla càng chiến đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhìn trên bản đồ, biêngiới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biêngiới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Hội đàm với Thủ tướng Lý Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam xác định phát triển quan hệ hợp tác ổn định, lành mạnh với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại.
Ngày 15/9, tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Văn phòng Thường trực, Ủy ban Điều phối Cao Bằng (Việt Nam) và Tổ Công tác liên ngành, Ủy ban Điều phối Quảng Tây (Trung Quốc) triển khai Hiệp định hợp tác, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc); tổ chức Lễ vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
Tỉnh Kon Tum có đường biêngiới dài hơn 290km tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; khu vực biêngiới gồm 99 thôn, làng thuộc 4 huyện biêngiới là Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai và có 24 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 80%. Là khu vực vùng sâu, vùng xa ở khu vực biêngiới, trong nhiều năm qua mặc dù đời sống của nhân dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc đi lên, song so với mặt bằng chung của cả tỉnh thì cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để chung tay cùng ngành thủy sản cả nước gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), các đơn vị thuộc BĐBP Quảng Ninh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, phân công lực lượng thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình trên biển, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn tàu cá và ngư dân đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài...
Trong những năm qua, đồng bào dân tộc xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã có nguồn thu nhập cao từ 10 - 12 triệu đồng/ha từ nuôi thả cá chép trong ruộng bậc thang canh tác lúa một vụ, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Nằm cách trung tâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 30 km về phía Nam, Lìa là xã đặc biệt khó khăn, được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân tộc của hai xã A Túc và A Xing theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17/12/2019. Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm trên 90% dân số toàn xã. Nhìn chung đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, dựa chủ yếu vào trồng sắn năng suất, giá trị không cao.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp lên công tác ở vùng biêngiới Gia Lai. Điểm đến đầu tiên của đoàn công tác chúng tôi là CKQT Lệ Thanh, nơi có cột mốc biêngiới 30 - biểu tượng mới của tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai đất nước láng giềng Việt Nam - Campuchia. Không chỉ là cửa ngõ giao lưu hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và Rattanakiri (Campuchia), cột mốc 30 còn là nơi ghi dấu chứng tích về tinh thần chiến đấu, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Ia Kla - Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh ngày nay.
Ngày 6/9, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP dẫn đầu đã có buổi kiểm tra, làm việc với Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng về công tác chuẩn bị vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
Không phải là nhu yếu phẩm, không phải cây, con giống, nhưng những món quà của Đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị) gửi tặng đồng bào Vân Kiều ở Hướng Lập, Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, thiết thực nhân ngày Quốc khánh của đất nước. Khắp các bản làng, đâu đâu cũng cảm nhận được tinh thần tự hào dân tộc, từ đó, ý thức hơn việc cùng BĐBP gìn giữ an ninh trật tự thôn, bản và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, an ninh biêngiới quốc gia.