Lớp học đêm vùng biên giới
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực để vượt qua, để mong cho người dân miền Thượng trên vùng biên viễn A Lưới được sung túc đủ đầy hơn.
Những năm qua, Đoàn Văn công BĐBP luôn chủ động xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ cho việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của lực lượng. Những nghệ sĩ mang quân hàm xanh luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ biểu diễn thường xuyên và đột xuất, nhất là trong các chuyến lưu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các vùng biên giới, biển, đảo.
Đã trở thành thông lệ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về và Ngày hội Biên phòng toàn dân (3/3), bên cạnh việc duy trì quân số trực sẵn sàng chiến đấu và triển khai các biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ địa bàn, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, các đơn vị BĐBP đã tích cực phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo cho đời sống của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, biển đảo.
Ngày 25/2, Bộ Chỉ huy BĐBP Lai Châu phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu và huyện Sìn Hồ tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân năm 2023 tại xã biên giới Pa Tần (huyện Sìn Hồ, Lai Châu). Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023) và 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023).
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Từ năm 2020 đến nay, BĐBP Đắk Lắk đã vận động thu hồi trên 110 khẩu súng các loại, 46 viên đạn, 2 quả đạn cối và nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ khác. Riêng trong 6 tháng cao điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ năm 2022, đơn vị đã thu hồi 43 khẩu súng các loại, trong đó, có 2 khẩu súng quân dụng, 6 súng kíp, 25 khẩu súng cồn cùng nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ khác. Đáng nói là số vụ việc phạm pháp liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa có dấu hiệu thuyên giảm...
Gần 3 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh BĐBP, sự phối hợp, giúp đỡ của các lực lượng chức năng, các đơn vị BĐBP trong toàn quốc đã khắc phục mọi khó khăn, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, đấu tranh, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch Covid-19.
Thời gian qua, Đồn Biên phòng Pa Tần, BĐBP Lai Châu đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sát với thực tế. Qua đó, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân, góp phần từng bước ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật.
Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Lai Châu đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa những người lính mang quân hàm xanh với bà con ở khu vực biên giới.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW ngày 5/10/2012 của Quân ủy Trung ương “Về Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới”, BĐBP Lai Châu đã có nhiều chủ trương, giải pháp tham mưu cho địa phương xây dựng thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG). Sự vào cuộc của những người lính Biên phòng đã góp phần mang lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức, đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào các dân tộc ở KVBG Lai Châu.
Tình trạng bạo lực gia đình ở khu vực biên giới tỉnh Lai Châu vẫn âm ỉ diễn ra và gây nhiều tổn thương cho phụ nữ, trẻ em. Thời gian qua, Hội Phụ nữ BĐBP Lai Châu đã phối hợp chặt chẽ với các đồn Biên phòng và chính quyền địa phương triển khai các biện pháp quyết tâm đẩy lùi vấn nạn này.
Năm nay mùa mưa đến sớm. Mới cuối tháng 5 dương lịch mà những trận mưa đầu mùa lớn đã đổ sầm sập xuống đất Lai Châu nói riêng và Tây Bắc nói chung đúng kỳ thu hoạch lúa vụ Đông Xuân khiến nhiều người nông dân đứng ngồi không yên.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, những năm qua, BĐBP Lai Châu đã ra sức thi đua, học tập và làm theo Bác bằng nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Từ đó, xây đắp tình quân dân nơi biên giới càng thêm gắn bó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.
Trong điều kiện dân cư trên địa bàn biên giới sinh sống phân bố thưa thớt, nhiều bản xa trung tâm xã, giao thông cách trở, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Đồn Biên phòng Pa Tần, BĐBP Lai Châu gặp phải không ít thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa pháp luật đến với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, bám địa bàn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.