Trong 2 ngày 28 và 29/9, đoàn công tác Bộ Tư lệnh BĐBP do Đại tá Trương Vũ Bình, Trưởng phòng Pháp chế, Bộ Tham mưu BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác pháp chế và cải cách hành chính tại Bộ Chỉ huy BĐBP HàGiang, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy và Đồn Biên phòng Tùng Vài.
Chiều 28/9, Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án A723p, triệt phá đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP; Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP; Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an dự hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị.
Hơn 100 trinh sát Biên phòng, Công an được huy động tham gia vây bắt các đối tượng trong đường dây sản xuất, mua bán và vận chuyển vũ khí trái phép. Thắng lợi của Chuyên án A723, đó là bắt giữ thành công các đối tượng có súng nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị cho lực lượng đánh án.
Để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, biêngiới có một cái Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi và ý nghĩa, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biêngiới đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Tối 27/9, tại Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Làm việc tốt cùng bạn vui Trung thu”. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự và chung vui với các em thiếu nhi tại chương trình.
Từ ngày 26 đến ngày 29/9, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, Đoàn đại biểu BĐBP 4 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, HàGiang (Việt Nam) phối hợp với Tổng trạm kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa năm 2023.
Ngày 25/9, BĐBP Lai Châu (Việt Nam) và Chi đội Quản lý Biêngiới Hồng Hà, Trạm kiểm tra Biên phòng xuất, nhập cảnh Kim Thủy Hà (Vân Nam, Trung Quốc) phối hợp tổ chức hoạt động tuần tra liên hợp chấp pháp trên biêngiới.
Thành lập ngày 7/11/1976, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng khi chiến tranh xảy ra, CB, CS Đồn CANDVT 657 - Đồn Biên phòng Ia Mơ ngày nay đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí làm thất bại các cuộc tấn công của bọn Pol Pot.
“Ông Cao Xuân Xiêm, sinh năm 1961, người dân tộc Chứt, hiện đang nuôi đàn bò 80 con, là người mở đường làm kinh tế hộ gia đình ở vùng biêngiới xã Dân Hóa. Ông có người con trai học bác sĩ, bây giờ đang làm Trưởng trạm y tế xã. Tấm gương của gia đình ông Xiêm đã truyền cảm hứng cho nhiều gia đình khác ở trong vùng làm theo”.
Lên biêngiới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biêngiới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biêngiới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho rằng tình trạng buôn bán gia cầm trái phép là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Vừa qua, một nhóm nhạc nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của rất đông các bạn trẻ. Cùng với đó, những phát ngôn của một hoa hậu trong những ngày gần đây, đang gây nên những phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Tình trạng đó đang gióng lên một hồi chuông báo động về sự lệch chuẩn văn hóa trong một bộ phận thanh niên, tuổi trẻ hiện nay. Nếu điều đó không được định hướng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rất có thể sẽ làm cho cuộc xâm lăng văn hóa diễn ra nhanh hơn, rộng hơn và thẩm thấu sâu hơn vào đời sống xã hội. Điều đó cũng đặt ra thách thức cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hóa dân tộc hiện nay. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển về vấn đề này.
Nhìn trên bản đồ, biêngiới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biêngiới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Thời gian qua, mặc dù đã được các lực lượng chức năng cũng như chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, không nghe lời dụ dỗ “việc nhẹ, lương cao”, nhưng nhiều người vẫn nhẹ dạ, cả tin, nghe theo lời những kẻ xấu và cứ thế sập bẫy các đối tượng lừa đảo.
- Tôi muốn tìm hiểu thông tin về việc xác định chiều sâu vành đai biêngiới và vị trí cắm biển báo vành đai biêngiới thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đề nghị tòa soạn cho biết, điều này được quy định trong văn bản pháp luật nào? Lý Bá Đề (An Giang)