Khát vọng "trồng người" nơi đảo xa của Tổ quốc
Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, vẫn có những đứa trẻ bi bô học chữ. Điều đó khẳng định rằng, ở đâu có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, ở đó có sự nghiệp trồng người.
Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, vẫn có những đứa trẻ bi bô học chữ. Điều đó khẳng định rằng, ở đâu có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, ở đó có sự nghiệp trồng người.
Những ai đã từng một lần đặt chân đến hòn đảo tiền tiêu phía Đông Bắc Tổ quốc - đảo Cô Tô ngàn trùng sóng vỗ, chắc hẳn không khỏi bồi hồi xúc động khi đến thăm cột cờ chủ quyền Tổ quốc hiên ngang, sừng sững giữa biển trời Đông Bắc. Cột cờ ấy không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, mà còn bồi đắp cho mỗi người tình yêu quê hương đất nước, tình yêu biển, đảo ở một nơi vô cùng đặc biệt - đảo Cô Tô - nơi cách đây 62 năm Bác Hồ đã về thăm.
Ngày 17/9 tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” và tổ chức các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Trung tướng Bùi Quốc Oai, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam dự các hoạt động trong chương trình.
Ngày 16/9, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18-7-2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Xuân Đài đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng” một cách thiết thực, hiệu quả. Qua đó, đã kịp thời giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới biển tiếp tục được tới trường học tập.
Hơn 20 năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng, trúng, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các lực lượng bám, nắm địa bàn để tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Qua đó, đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận lòng dân vững chắc, phục vụ sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 27/8, Đoàn công tác của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Tú, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Thanh niên Xung phong Trung ương Đoàn làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác triển khai Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023 tại đảo Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau. Nhân dịp này, Tỉnh đoàn Cà Mau kết hợp tổ chức Hành trình tuổi trẻ Cà Mau vì biển, đảo quê hương.
Đội Tuyên truyền văn hóa BĐBP Quảng Nam đã đi khắp các vùng biên giới để tuyên truyền về Luật Biên phòng Việt Nam. Cách thức tuyên truyền của những người lính là chuyển từ văn bản sang những làn điệu dân ca dễ nhớ, dễ thuộc, liên hệ thực tế đến trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo của đất nước.
Tối ngày 12/8, tại quân cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã diễn ra Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”, do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức.
Đó là chủ đề Chương trình chính luận nghệ thuật, do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa dày công chuẩn bị, dàn dựng. Chương trình được tổ chức để nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo từ đầu nhiệm kỳ đến nay; đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thực hiện Chương trình phối hợp số 5486A/CTPH-BVHTTDL-BTLBP ngày 22/12/2017 về “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên các tuyến biên giới, biển đảo giai đoạn 2017-2022” giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) với Bộ Tư lệnh BĐBP (gọi tắt là Chương trình phối hợp), 5 năm qua, các đơn vị của hai bên đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng bằng những việc làm cụ thể mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Chương trình đã tạo nên diện mạo mới về VHTT&DL và gia đình vùng biên giới, biển, đảo, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
Ai trong mỗi người đều giữ trong tim mình một mùa để yêu và để nhớ. Và chắc hẳn trong số bốn mùa ấy, mỗi người cũng đã cất giữ trong tim mình cả một miền hoài niệm gắn liền với những kỷ niệm ngọt ngào, khó quên thuở ấu thơ.
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cô Tô, BĐBP Quảng Ninh đẩy mạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới biển nắm vững và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đơn vị cũng phát huy vai trò nòng cốt trong công tác giúp dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Trong hải trình thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, qua câu chuyện với chúng tôi, Chuẩn Đô đốc Phan Tuấn Hùng, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân có nói rằng: “Chúng ta, nhất là các phóng viên cần phát huy tinh thần trách nhiệm góp sức để tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu, thể hiện tình yêu biển, đảo thật chuẩn mực”.
Yêu và sáng tác thơ từ khá sớm, nhà thơ Muồng Hoàng Yến (dân tộc Tày, giáo viên Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đã xuất bản tập thơ “Núi mặc áo bông” (Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, năm 2018) và giành được Giải B (không có giải A) trong Cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài “Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2018 - 2020. Với chị, thơ ca chính là phương tiện để thể hiện nỗi lòng, tình yêu và trách nhiệm của một người con dân tộc Tày với quê hương bản quán.