Hòa bình lập lại, biên cương liền một dải, những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) lại lên đường ra biên giới, bờ biển để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới.
Thời gian qua, hoạt động khai thác hải sản trái phép trên vùng biển Hà Tĩnh đã giảm xuống đáng kể, tuy nhiên, vì lợi nhuận mang lại trước mắt, nên một số tàu cá vẫn cố tình vi phạm. Các đơn vị BĐBP Hà Tĩnh đã và đang tiếp tục triển khai lực lượng, phương tiện đấu tranh, ngăn chặn, quyết tâm giữ vững an ninh trật tự trên biển, bảo vệ tài nguyên, môi trường và nguồn lợi thủy sản. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ BĐBP gặp không ít khó khăn, thách thức.
Điều 15, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định, BĐBP có 8 nhóm quyền hạn cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP trực tiếp và phối hợp, hợp tác với các cơ quan, lực lượng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG); duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Ngày 23-1, Trung tá Phan Xuân Huyền, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sông Đốc, BĐBP Cà Mau cho biết, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ hành vi chở người nhập cảnh trái phép bằng đường biển vào địa bàn.
Trong không gian tĩnh mịch, chúng tôi theo Trung tá Nguyễn Văn Tùng, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (BPCKQT) Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang đi tuần tra đêm dọc tuyến biên giới bằng phẳng chỉ vài bước chạy là sang tới Campuchia. Ánh đèn pin quét loang loáng trên mặt cánh đồng trước mặt không đủ sáng để chúng tôi nhìn thấy bất cứ thứ gì di chuyển. Bỗng dưng, anh Tùng đứng khựng lại, rọi đèn về hàng cây phía đường biên giới, bật bộ đàm gọi các tổ chốt ra lệnh: “Chốt 15 chú ý, nhóm buôn lậu đang tập kết ở chỗ ánh đèn của tôi chờ thời cơ cõng hàng về”.
Những lá cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay trong nắng gió biên cương. Những nụ cười tươi rói trên gương mặt rắn rỏi, sạm đen của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng trên các tổ chốt phòng, chống dịch Covid-19. Những bữa cơm trưa muộn, hanh hao, dập dềnh theo sóng nước... Đó là những ấn tượng, hình ảnh khó phai đối với chúng tôi trong hành trình đi dọc biên giới An Giang giữa tháng 11-2020 này...
Từ đầu năm 2020 đến nay, BĐBP Kiên Giang luôn duy trì 72 chốt phòng, chống dịch Covid-19, kết hợp đấu tranh chống buôn lậu trên biên giới đường bộ, bờ biển, hải đảo, với sự tham gia của 430 cán bộ, chiến sĩ. Các đường mòn, lối mở trên biên giới cơ bản đã được xiết chặt quản lý, nhưng các đối tượng buôn lậu vẫn tìm mọi cách, mọi thủ đoạn, thậm chí chống lại người thi hành công vụ để tuồn hàng lậu qua biên giới...
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với phía TrungQuốc nhằm khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phối hợp giải quyết vụ việc tàu Việt Nam bị áp sát khiến ngư dân rơi xuống biển.
Sáng 2-5, Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Khánh Hội, Biên phòng cửa khẩu cảng Thành phố Hồ Chí Minh đã cứu sống một giảng viên người Mỹ sau khi ông này bị cướp.
Hiện nay, tình trạng buôn lậu xăng dầu đang diễn ra vô cùng sôi động trên vùng biển tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, lực lượng chức năng bắt giữ liên tiếp nhiều vụ buôn lậu xăng dầu với số lượng lớn, chứng tỏ hoạt động buôn lậu mặt hàng này đang “nóng” trở lại với tần suất và quy mô lớn hơn trước. Trong khi đó, lực lượng chức năng chống buôn lậu trên biển mỏng, phương tiện, trang thiết bị còn hạn chế…
Với vị thế đặc biệt khi vừa có vùng biển giáp ranh với Đà Nẵng lại vừa có khu vực biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam, BĐBP Thừa Thiên Huế đã chủ động phối hợp, hiệp đồng với BĐBP Quảng Nam, Đà Nẵng và vận động nhân dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới cũng như đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quản lý.
Sau 12 ngày bịtàuTrungQuốctruyđuổi va vào đá ngầm và chìm ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, lúc 1 giờ sáng nay (17-3), 5 ngư dân đi trên tàubị nạn đã được tàu cá QNg 90620 TS đưa về đến cảng Sa Kỳ (Quảng Ngãi).
Cố Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Trọng Tuệ, sinh năm 1917, tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông là lớp cán bộ cách mạng trưởng thành trong cuộc vận động thành lập Đảng và cao trào cách mạng giành độc lập, tự do cho dân tộc và được Bác Hồ trực tiếp giáo dục, rèn luyện.
Chiều 18-2, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trao thưởng 300 triệu đồng và bằng khen cho các tập thể, cá nhân tham gia phá các chuyên án ma túy, thu giữ khối lượng ma túy lớn và bắt nhiều đối tượng tội phạm ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh. Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và trao thưởng.
Năm 1980, Thượng úy Hoàng Ngọc Trung được Chỉ huy Trung đoàn 690 quân tình nguyện Biên phòng Việt Nam ở Campuchia giao phụ trách một Tổ phái viên xuống xã Bênh, huyện Am-pin, giúp nhân dân và chính quyền bạn xây dựng phong trào bảo vệ an ninh biên giới và “bóc gỡ” những cơ sở ngầm của địch cài lại. Xã Bênh tiếp giáp với Thái Lan, có địa hình rừng núi hiểm trở, dài hơn 30km, chính diện 16km, các phum cách xa nhau hàng chục ki-lô-mét.