Sinh thời, cứ mỗi mùa Xuân đến, Bác Hồ kính yêu lại có thơ chúc Tết quân và dân cả nước. Mỗi áng thơ Xuân đều có tính dự báo với tầm nhìn chiến lược sâu sắc mang một ý nghĩa lớn lao. Cách đây 60 năm (năm Quý Mão 1963), lúc cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, lời thơ chúc Tết của Bác ngắn gọn nhưng toát lên một khí thế mới: “Mừng năm mới - Cố gắng mới - Tiến bộ mới - Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi…”.
Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục thúc đẩy kinh tế cửa khẩu trở thành điểm đột phá về kinh tế của Lào Cai và các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Sắc Xuân chính là sắc xanh, màu xanh của sự sống, màu xanh của hy vọng. Và trong tháng 3 mùa Xuân này có Ngày Truyền thống của BĐBP (3-3-2022) - Đó chính là sắc Xuân, sắc xanh của màu áo Biên phòng, của những người lính quân hàm xanh.
Đại úy, nhà thơ Lý Hữu Lương hiện đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, là nhà thơ dân tộc Dao. Anh vừa hoàn thành tập thơ thứ 3 có cái tên rất lạ “Yao”. Yao là tập thơ đặc sắc nói về bản sắc, tâm hồn người Dao. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với anh để hiểu thêm về cội nguồn cũng như văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao.
Đến miền biên cương Cao Bằng, dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà sàn bằng đá của người Tày. Đây chính là điểm nổi bật và khác biệt so với những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc ở vùng, miền khác trong cả nước. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử và thời gian, những ngôi nhà sàn đá vẫn trường tồn, vững chãi, chở che cho những cư dân hiền lành, chất phác nơi miền biên cương.
Tây Bắc không phải là quê hương của nhà thơ Bùi Việt Phương nhưng lại là nơi anh đã sinh ra, lớn lên và có biết bao sự gắn bó, khăng khít bởi vậy khi biết cầm bút để làm thơ, viết văn, điều anh mong mỏi, đau đáu là phải tri ân vùng đất này. Anh cũng đã từng quan niệm: “Viết về Tây Bắc cũng chính là một sự lý giải về cội nguồn của cảm xúc, của những giá trị thẩm mỹ”.
Thất Sơn - Bảy Núi là một vùng đột khởi nhô cao 37 ngọn núi giữa mênh mông đồng bằng phẳng lặng phù sa của sông Mê Kông, nằm trọn trong địa phận tỉnh An Giang. Trong số 37 núi có 7 ngọn được coi là “bửu sơn” - non thiêng của trời đất. Mặc dù huyền tích Thất Sơn còn chơi vơi giữa thực và ảo, vùng đất này vẫn chiếm vị trí quan trọng trong tâm thức người dân Nam Bộ.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận (CTDV) là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chúng tôi đã nhiều lần đến núi Ba Thê để tham quan, tìm hiểu về ngọn núi có rất nhiều giai thoại bíẩn, tâm linh với nhiều nguồn gốc khác nhau, ở nhiều tư liệu khác nhau. Thế nhưng, cứ mỗi lần đặt chân đến thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, chúng tôi lại bị ngọn núi này “mê hoặc”. Và cứ như thế, chúng tôi lại leo lên đỉnh núi với sự phấn khích vô cùng.
Tối 21-12, tại Hà Nội, lần đầu tiên Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp tổ chức Chương trình “Điểm tựa của bản làng” nhằm tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên toàn quốc. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có bài phát biểu chỉ đạo tại chương trình. Báo Biên phòng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Biêngiới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có vị trí trọng yếu, chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, ''Người Cha của các lực lượng vũ trang nhân dân" đã thấu hiểu sâu sắc về vị trí, vai trò của biêngiới đất liền, bờ biển, hải đảo của Tổ quốc, xác định đây là địa bàn chiến lược quan trọng, nhạy cảm và phức tạp nên hết sức coi trọng và đặc biệt quan tâm, chăm lo đến xây dựng lực lượng "Biên phòng" và công tác biên phòng để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biêngiới quốc gia.
Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp trải nghiệm trên cung đường biêngiới của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Men theo tuyến đường lên biên ải, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt với chộn rộn cảm xúc giữa sắc đào phai bung nở trên các triền núi, một cảm giác thiêng liêng khó tả. Bát Xát là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, mặc dù không nổi tiếng như Bắc Hà hay Sa Pa, nhưng Bát Xát là một điểm du lịch còn mới mẻ khá hấp dẫn đối với du khách. Nơi đây là địa bàn sinh sống của các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, Giáy… đời sống của bà con còn nhiều khó khăn. Nhưng có lẽ, điều mà người dân ở vùngbiên Bát Xát bắt đầu gần hơn với thế giới, là khi bà con biết làm du lịch từ chính việc phát huy bản sắc dân tộc mình.
Sa Pa là một thị trấn nhỏ, cổ kính, trầm mặc ở vùng cao Tây Bắc thuộc tỉnh Lào Cai, giáp với miền biên viễn Mường Khương. Đây là một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng có một sức sống mạnh mẽ và ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.
Một ngày cuối đông, khi hàn thử biểu trên cao nguyên đá Đồng Văn ghi nhận con số bốn độ âm, cũng là lúc tôi có mặt ở Lũng Cú, vùng đất được mệnh danh là “vầng trán của Tổ quốc”. Có lên nơi hiểm địa này, được “thưởng thức” cái lạnh tái tê luồn vào cơ thể, tưởng như len đến từng khớp xương, thớ thịt, mới thấm thía lời ai đó nói rằng, Lũng Cú là nơi thử thách lòng người, cũng là nơi mối giao cảm thẳm sâu, huyền bí giữa con người với thiên nhiên thể hiện rõ nhất…
Năm 1965, có một điệu múa "Chặng đường biêngiới" của Đoàn Văn công Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP) đã làm cho Đoàn vang bóng một thời. Khi bắt tay làm tác phẩm này, cố biên đạo múa Trần Minh đã có sự thay đổi đáng mừng về tư duy nghệ thuật, ông từ bỏ lối phản ánh hiện thực theo kiểu tự nhiên chủ nghĩa, chuyển sang phương pháp khái quát hóa nghệ thuật. Có lẽ, ông chịu ảnh hưởng ít nhiều từ cố nhạc sĩ Đàm Linh, người sáng tạo phần âm nhạc của "Chặng đường biêngiới".