Từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, số lượng công nhân, người lao động (NLĐ) nhiều tỉnh, thành phố (TP) phía Nam đổ xô đi làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần gia tăng đã khiến cơ quan BHXH tại một số tỉnh, TP phía Nam rơi vào tình trạng quá tải. Tuy nhiên, theo cơ quan BHXH, người dân không nên rút BHXH một lần vì cái lợi trước mắt mà để chịu thiệt thòi khi về già.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh hoang mang khi ngày 9-5, Bộ Y tế phát hành Công văn số 2348/BYT-KH-TC gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) ViệtNam có nội dung bãi bỏ Công văn số 2009/BYT-KH-TC ngày 12-4-2018 về thanh toán các dịch vụ kỹ thuật y tế sử dụng máy mượn, máy đặt ở các bệnh viện.
Ngày 28-4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiển xã hội (BHXH) ViệtNam Đào Việt Ánh, BHXHViệtNam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) quý I-2022. Cùng dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXHViệtNam và các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách BHXH, BHYT của 100 các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến 1-3-2022, cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội của nước ta. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội ViệtNam (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của ngành BHXHViệtNam cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, sáng tạo, toàn Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của chính sách BHXH, BHYT, BHTN giúp hàng triệu người dân, người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ngày 8-12-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội (BHXH) ViệtNam. Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá BHXHViệtNam là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai kịp thời, hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên trục dữ liệu quốc gia, triển khai ứng dụng VssID - BHXH số. Đặc biệt, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của ngành BHXHViệtNam đã hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thời gian qua.
Sáng 21-12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị (TCCT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT) năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm TCCT chủ trì hội nghị.
Giai đoạn 2021-2025, hàng nghìn thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi không còn trong danh sách đặc biệt khó khăn (ĐBKK); kéo theo đó là hàng triệu người dân không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ an sinh thiết yếu, nguy cơ gây áp lực lên việc thực hiện nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Điều này đòi hỏi các cấp ngành, địa phương phải đánh giá kịp thời tác động của sự thay đổi để linh hoạt xây dựng, thực hiện chính sách.
Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực từ năm 2016 đến hết năm 2020, toàn quốc có gần 3.200.000 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần, với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,3%. Đặc biệt, trong 10 tháng năm 2021, cả nước có hơn 700.000 người rút BHXH một lần.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh xã hội nhân văn, đảm bảo cho lao động phi chính thức có cơ hội được hưởng lương hàng tháng khi hết tuổi lao động. Thời gian qua, chính sách BHXH tự nguyện phát triển nhanh với lượng người tham gia tăng mạnh ở nước ta. Để đạt được kết quả đó, BHXHViệtNam đã không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông bằng cách đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền chính sách BHXH.
Hỏi: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ tháng 8-2021 công ty của tôi đã báo giảm lao động nghỉ không hưởng lương, tháng 9 công ty vẫn cho lao động nghỉ, không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), nhưng muốn được đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Vậy công ty tôi phải nộp mẫu hồ sơ nào đến cơ quan BHXH để được giải quyết? Nếu nộp thì tính từ tháng 8 hay tháng 9-2021?
Theo Bảo hiểm xã hội ViệtNam, những ngày gần đây, cơ quan này nhận được thông tin phản ánh của một số người dân về việc họ nhận được tin nhắn có đầu số 052... Tin nhắn này thông báo việc nhận tiền trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với nội dung “Ban chua nhan duoc tro cap COVID-19, vui long dang nhap tinyurl.com/kxytdc8z (hoặc shorturl.at/frFHU) de lay, qua han se khong duoc chap nhan".
Ngày 25-10, Bảo hiểm xã hội (BHXH) ViệtNam cho biết, đến nay BHXH các tỉnh, thành phố đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 4,2 triệu người lao động (NLĐ) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và 353.856 NLĐ có quá trình bảo lưu thời gian đóng bảo BHTN, với tổng số tiền 10.856 tỉ đồng. So với thời điểm cách đây 1 tuần, số NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN đã tăng thêm 3,2 triệu người. Tuần vừa qua cũng là khoảng thời gian ghi nhận tiến độ giải quyết cho NLĐ nhận hỗ trợ nhanh nhất, kể từ thời điểm bắt đầu triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động hoặc đình trệ sản xuất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu người lao động (NLĐ). Trước thực tế này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó, mới đây nhất là Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24-9-2021 về chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) ViệtNam.
Là quy định mang tính thống nhất, bắt buộc theo Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), những năm qua, việc thực hiện chính sách BHYT đối với học sinh, sinh viên (HSSV) đã đạt được những kết quả tích cực. Diện bao phủ BHYT trong HSSV không ngừng tăng lên qua các năm không chỉ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ tương lai của đất nước mà còn góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho các bậc phụ huynh HSSV trong quá trình khám chữa bệnh (KCB).