Cùng việc xác định rõ quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, và phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến tháng 6/2022, Việt Nam có khoảng 16,8 triệu người tham gia BHXH. Con số này tăng hơn 4,2% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gần 1,7% so với hết năm 2021; chiếm 33,26% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, số lượng công nhân, người lao động (NLĐ) nhiều tỉnh, thành phố (TP) phía Nam đổ xô đi làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần gia tăng đã khiến cơ quan BHXH tại một số tỉnh, TP phía Nam rơi vào tình trạng quá tải. Tuy nhiên, theo cơ quan BHXH, người dân không nên rút BHXH một lần vì cái lợi trước mắt mà để chịu thiệt thòi khi về già.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành địa phương khẩn trương xây dựng để Chính phủ trình Quốc hội trong thời gian tới đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh hoang mang khi ngày 9-5, Bộ Y tế phát hành Công văn số 2348/BYT-KH-TC gửi Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam có nội dung bãi bỏ Công văn số 2009/BYT-KH-TC ngày 12-4-2018 về thanh toán các dịch vụ kỹ thuật y tế sử dụng máy mượn, máy đặt ở các bệnh viện.
Ngày 28-4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiển xã hội (BHXH) Việt Nam Đào Việt Ánh, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) quý I-2022. Cùng dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách BHXH, BHYT của 100 các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Tham gia chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, người lao động tự do có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí (trong suốt quá trình hưởng lương hưu) để bảo đảm cuộc sống và chăm sóc sức khỏe khi về già.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến 1-3-2022, cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội của nước ta. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của ngành BHXH Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, sáng tạo, toàn Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của chính sách BHXH, BHYT, BHTN giúp hàng triệu người dân, người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ngày 8-12-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá BHXH Việt Nam là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai kịp thời, hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên trục dữ liệu quốc gia, triển khai ứng dụng VssID - BHXH số. Đặc biệt, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của ngành BHXH Việt Nam đã hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thời gian qua.
Sáng 21-12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị (TCCT) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ,CTCT) năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm TCCT chủ trì hội nghị.
Giai đoạn 2021-2025, hàng nghìn thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi không còn trong danh sách đặc biệt khó khăn (ĐBKK); kéo theo đó là hàng triệu người dân không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ an sinh thiết yếu, nguy cơ gây áp lực lên việc thực hiện nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Điều này đòi hỏi các cấp ngành, địa phương phải đánh giá kịp thời tác động của sự thay đổi để linh hoạt xây dựng, thực hiện chính sách.
Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực từ năm 2016 đến hết năm 2020, toàn quốc có gần 3.200.000 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng BHXH một lần, với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,3%. Đặc biệt, trong 10 tháng năm 2021, cả nước có hơn 700.000 người rút BHXH một lần.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh xã hội nhân văn, đảm bảo cho lao động phi chính thức có cơ hội được hưởng lương hàng tháng khi hết tuổi lao động. Thời gian qua, chính sách BHXH tự nguyện phát triển nhanh với lượng người tham gia tăng mạnh ở nước ta. Để đạt được kết quả đó, BHXH Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông bằng cách đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền chính sách BHXH.
Hỏi: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ tháng 8-2021 công ty của tôi đã báo giảm lao động nghỉ không hưởng lương, tháng 9 công ty vẫn cho lao động nghỉ, không tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), nhưng muốn được đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Vậy công ty tôi phải nộp mẫu hồ sơ nào đến cơ quan BHXH để được giải quyết? Nếu nộp thì tính từ tháng 8 hay tháng 9-2021?