Nhằm giảm tối đa các thủ tục hành chính tiết kiệm thời gian, chi phí, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp trong tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp, thời gian qua, BHXH tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả quy trình, nghiệp vụ của ngành, bảo đảm an toàn dữ liệu, an ninh mạng.
Những năm qua, công tác tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tại các địa phương luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp, đồng thuận của các sở, ban, ngành liên quan tại địa phương.
Nhờ triển khai nhiều giải pháp đột phá trong phát triển Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện mà Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong phát triển đối tượng tham gia BHXH.
Nhiều giải pháp linh hoạt được Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam triển khai nhằm hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành văn bản chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường truyền thông chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tháng cuối năm.
Nhằm mang lại tiện ích và hướng tới sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai các tiện ích trên cơ sở khai thác dữ liệu điện tử. Từ đó hướng tới hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Cùng việc xác định rõ quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm phục vụ”, và phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả”, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu đề ra.
Ngày 28-4, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiển xã hội (BHXH) Việt Nam Đào Việt Ánh, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) quý I-2022. Cùng dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và các nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách BHXH, BHYT của 100 các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt kinh tế - xã hội của nước ta. Trong bối cảnh đó, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của ngành BHXH Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực, sáng tạo, toàn Ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của chính sách BHXH, BHYT, BHTN giúp hàng triệu người dân, người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Ngày 8-12-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Tại buổi làm việc, Thủ tướng đánh giá BHXH Việt Nam là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai kịp thời, hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên trục dữ liệu quốc gia, triển khai ứng dụng VssID - BHXH số. Đặc biệt, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của ngành BHXH Việt Nam đã hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thời gian qua.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách an sinh xã hội nhân văn, đảm bảo cho lao động phi chính thức có cơ hội được hưởng lương hàng tháng khi hết tuổi lao động. Thời gian qua, chính sách BHXH tự nguyện phát triển nhanh với lượng người tham gia tăng mạnh ở nước ta. Để đạt được kết quả đó, BHXH Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác truyền thông bằng cách đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền chính sách BHXH.
Ngày 25-10, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, đến nay BHXH các tỉnh, thành phố đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 4,2 triệu người lao động (NLĐ) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và 353.856 NLĐ có quá trình bảo lưu thời gian đóng bảo BHTN, với tổng số tiền 10.856 tỉ đồng. So với thời điểm cách đây 1 tuần, số NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN đã tăng thêm 3,2 triệu người. Tuần vừa qua cũng là khoảng thời gian ghi nhận tiến độ giải quyết cho NLĐ nhận hỗ trợ nhanh nhất, kể từ thời điểm bắt đầu triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP.
Theo số liệu thống kê tại 20/63 tỉnh, thành phố trong ngày đầu thực hiện Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1-10-2021, Bảo hiểm xã hội tại các tỉnh đã khẩn trương, tích cực triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động hoặc đình trệ sản xuất, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hàng triệu người lao động (NLĐ). Trước thực tế này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, trong đó, mới đây nhất là Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24-9-2021 về chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hùng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam luôn bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng cùng với cả nước bảo đảm an sinh xã hội và phòng, chống dịch Covid-19.