“Nhiều năm tôi làm Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, BĐBP Phú Yên, mọi việc quan trọng trong thôn Vũng Rô, tôi và anh Mừng thường hay trao đổi, bàn bạc kỹ lưỡng. Anh Mừng là người có uy tín của thôn, dẫn đầu phong trào làm kinh tế, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục” - Đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP Phú Yên giới thiệu với tôi về ông Hầu Mừng (75 tuổi, tên thường gọi là Hai Mừng), tỷ phú đầu tiên ở Vũng Rô nhờ nuôi tôm hùm.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và thời tiết cực đoạn, trong 2 ngày 7 và 8/5, trên địa bàn biên giới, trên biển các tỉnh: Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã xảy ra, giông lốc, mưa đá, gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân. BĐBP các tỉnh đã kịp thời cử lực lượng đến địa bàn giúp nhân dân khắc phục hậu quả.
Đánh giá cao vị trí, vai trò của Uruguay trong khu vực Nam Mỹ và trong các tổ chức quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Uruguay là rất lớn.
“Anh Khánh khởi nghiệp từ chiếc xuồng nhỏ thả lưới ven Vũng Rô, nhờ chịu khó lao động, sáng tạo, biết phán đoán thời cơ nên hiện nay, số lượng bènuôi tôm hùm của anh Khánh lớn nhất vùng. Bán tôm lãi lớn, anh đi mua đất. Cùng một lúc, anh mua tới ba miếng đất biệt thự ở khu đô thị mới thành phố Tuy Hòa. Anh Khánh là một ngư dân kiểu mẫu ở tỉnh Phú Yên” - Trung tá Trần Minh Hải, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Rô, BĐBP Phú Yên giới thiệu.
“Anh cứ hình dung xem, con tôm hùm giống mới đẻ ra nhỏ li ti màu trắng xóa, được nhập khẩu từ nước ngoài về nước ta, lên xuống bao nhiêu chặng máy bay, xe ô tô. Quá trình ươm nuôi đến khi bán lại cho những người nuôi tôm thịt giống như “đánh bạc” dưới đáy biển khi hằng ngày phải đối mặt với sóng to, gió lớn, rồi mưa, bão...”- Đó là chia sẻ đầy hấp dẫn của ông Dương Ngọc Thắng, thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Ngày 8/3/2023, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Theo đánh giá tại hội nghị, năm 2022, tình hình thời tiết, khí hậu thủy văn, thiên tai, tai nạn trên biển và khu vực biên giới đất liền ở hầu hết các vùng, miền trên cả nước diễn ra hết sức phức tạp, các hình thái thời tiết cực đoan gia tăng. Tuy nhiên, với tinh thần, ý chí trách nhiệm chính trị cao, nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, các đơn vị BĐBP đã chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống thiên tai, tổ chức TKCN, cứu hộ kịp thời, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Ngày 8/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với 47 điểm cầu trong toàn lực lượng. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP chủ trì hội nghị.
Bộ Chính trị đã xác định ngành kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa giữ vai trò trọng yếu ở khu vực Nam Trung Bộ, trong đó có nuôi trồng thủysản. Trong chiến lược phát triển, lấy nuôi biển theo hướng công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao ở Khánh Hòa làm mô hình thí điểm tầm quốc gia.
Những năm qua, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn chủ động, đổi mới, sáng tạo, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng phấn đấu, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, phóng viên Báo Biên phòng có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP, về nhiệm vụ gìn giữ, phát huy, không ngừng lan tỏa giá trị phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới.
Năm 2022, trong bối cảnh đất nước ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng đã bám sát tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ công tác Biên phòng; đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển, đảo, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Dưới đây là 10 sự kiện, nhóm sự kiện Biên phòng nổi bật năm 2022 do Báo Biên phòng bình chọn.
Việt Nam luôn đề cao tôn chỉ và mục tiêu của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) cũng như nỗ lực thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 14 của Liên hợp quốc (SDG 14).
“Cũng một kg cá do người dân làm ra, cá hồi Na Uy trị giá trên 300.000 đồng, cá tra của Việt Nam chỉ 30.000 đồng. Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu chú ý đến nuôi cá biển, Chính phủ rất kỳ vọng đến nuôi quy mô công nghiệp. Người nuôi trồng của Việt Nam phải đối mặt rất nhiều rủi ro, chỉ cần thị trường các nước tạm ngừng nhập khẩu một số mặt hàng thủysản, lập tức người nông dân, doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại” - ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á (Tập đoàn De Heus của Hà Lan hoạt động toàn cầu) trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Biên phòng.
Gặp những già làng - người có uy tín của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, nghe họ kể về hành trình vận động để người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững; về những trăn trở luôn canh cánh trong lòng, mới thấy rõ quyết tâm trong việc đẩy lùi tập tục lạc hậu, đem đến cuộc sống tiến bộ, văn minh cho bà con của những vị “đại thụ” này.
Trong lúc các tỉnh miền Trung đang dồn sức khắc phục hậu quả cơn bão số 5, thì ảnh hưởng của không khí lạnh và hoàn lưu áp thấp nhiệt đới từ bão số 6 suy yếu tiếp tục gây mưa lớn tại các địa phương trên. Do đó, các đơn vị BĐBP tiếp tục duy trì quân số trực sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ và cơ động, kịp thời giúp nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.
“Kinh tế ven biển của nước ta giống như “nồi cơm Thạch Sanh”, gắn với cuộc sống của người dân theo chiều dài lịch sử đất nước. Vấn đề then chốt, phải duy trì và phát triển “vốn” tự nhiên của biển, là biện pháp rất quan trọng đối với quốc gia có biển dài và rộng như Việt Nam” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam nêu thông tin gợi mở.