Thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị (GDCT) trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Chỉ thị 124) và Đề án “Đổi mới công tác GDCT ở đơn vị trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Đề án), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, toàn diện, hiệu quả công tác GDCT. Các đơn vị triển khai nhiều chủ trương, giải pháp đổi mới về nội dung, hình thức, bám sát đặc điểm yêu cầu nhiệm vụ của BĐBP, tạo bước chuyển biến về nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, nâng cao chất lượng GDCT tại các đơn vị.
Những năm qua, bám sát tình hình địa bàn, Đồn Biên phòng Thuận, BĐBP Quảng Trị đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con nhân dân trong khu vực biên giới, trong đó có việc triển khai tuyên truyền qua việc quét mã QR-Code. Nhờ đó đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp nâng cao kiến thức pháp luật cho bà con, góp phần giữ vững quốc phòng-an ninh, xây dựng biên giới ngày càng vững mạnh.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, BĐBPNghệAn đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), góp phần cùng cả nước quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.
BĐBP Đắk Nông có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 141,045km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Địa bàn đơn vị quản lý gồm 7 xã thuộc 4 huyện biên giới. Trong thời gian qua, tình hình chủ quyền lãnh thổ được luôn được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới của tỉnh cơ bản ổn định; cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt các mặt công tác, trong đó, trọng tâm là công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; huấn luyện, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”.
Chiều 24/5, tại Hà Nội, Đảng ủy BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện Chỉ thị số 124-CT/QUTW ngày 31/3/2011 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị (GDCT) tại đơn vị trong giai đoạn mới (gọi tắt là Chỉ thị số 124) và 10 năm thực hiện Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” (gọi tắt là Đề án). Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP chủ trì hội nghị.
Quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội là sai trái, hết sức phản động vì nó hướng đến mục đích: tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội “bị lầm đường, lạc lối”, mất phương hướng chính trị, xa rời lý tưởng, mục tiêu chiến đấu, không còn là lực lượng chính trị tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, công cụ bạo lực sắc bén bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó là phương cách để chúng dễ bề thực hiện âm mưu, thủ đoạn chuyển hóa chế độ chính trị ở nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Đại úy Lê Hồng Sơn, sĩ quan điều tra Đội 1, Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm miền Trung (Đoàn 2), Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm BĐBP có dáng vóc thư sinh, nói vừa đủ nghe - khác hẳn với hình ảnh người lính làm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm trên phim ảnh. Thế nhưng, với những gì thể hiện qua các chuyên án, vụ án, anh khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Chiều 23/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương, Nhóm từ thiện Trần Tình - Nhóm từ thiện Toàn Liêm (thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức tặng quà cho bà con nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 23/5, Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, làm việc với BĐBP Quảng Ninh. Tham gia cùng đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP và đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP.
Đêm tháng 3, năm 1985, trời khuya lạnh thấu xương, bản làng chìm trong giấc ngủ. Đội công tác của Đồn Biên phòng (BP) Nậm Cắn, BĐBPNghệAn (nay là Đồn BP cửa khẩu Nậm Cắn) tuần tra, làm nhiệm vụ đã phát hiện và bắt giữ một đối tượng nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam. Qua khai thác nhanh, các trinh sát nhận định, đối tượng có dấu hiệu của một “mắt xích” trong đường dây gián điệp biệt kích mà Mỹ để lại.
Những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, BĐBPNghệAn không để xảy ra tình trạng quân nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật và mất an toàn giao thông (ATGT). Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBPNghệAn để làm rõ hơn về những giải pháp đơn vị đã triển khai, bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
Nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá của ngư dân trên địa bàn hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, các đơn vị BĐBP tuyến biên giới biển đã phối hợp với các lực lượng và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp công tác. Theo đó, các đơn vị đã cắt cử lực lượng thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình trên biển; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn hành vi vi phạm và tham mưu, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khi đánh bắt trên biển.
Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) là khu hợp tác xuyên biên giới, hai nước hai khu, với diện tích 400ha (phía Việt Nam 200ha, phía Trung Quốc 200ha). Thực hiện Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc - Đức Thiên, các cơ quan chức năng của hai bên đang tích cực hoàn thiện các nội dung để sớm đưa khu cảnh quan này vào vận hành thí điểm.
Ngày 22/5, theo thông tin từ BĐBP Kiên Giang, đơn vị đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành điều tra, làm rõ về hành vi mua bán trái phép chất ma túy của một đối tượng trên địa bàn phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.