Vừa mới thành lập, tổ chức còn mới mẻ, nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, nhưng lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), BĐBP ngày nay đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Điển hình là mưu trí, dũng cảm chiến đấu chống bạo loạn, tiêu diệt phỉ, chống phản động, chống gián điệp biệt kích của Mỹ - ngụy, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 2/12, tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh LàoCai, đã diễn ra buổi Lễ kết nghĩa giữa thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, tỉnh LàoCai (Việt Nam) và trấn Seo Pả Chư, huyện Mã Quan, châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Đồn Biên phòng Pha Long, BĐBP tỉnh LàoCai cho biết, đơn vị đã huy động hơn 20 cán bộ, chiên sĩ phối hợp cùng với lực lượng công an, quân sự của xã tham gia chữa cháy nhà dân tại thôn Lao Táo, xã Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh LàoCai.
“Tỉnh Lai Châu có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc dài hơn 200km, địa hình núi cao hiểm trở, đi lại vô cùng khó khăn, đời sống đồng bào các dân tộc khổ cực. Anh em Biên phòng đã làm mô hình nuôi cá hồi đầu tiên ở huyện Phong Thổ trong điều kiện tỉnh không cấp cho đồng vốn nào. Mô hình đó đã thành công mười mấy năm nay, bây giờ phát triển ra nhiều hợp tác xã, hộ dân trong tỉnh nuôi được cá hồi, mở ra triển vọng lớn ngành nuôi trồng thủy sản” - ông Lò Văn Giàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu chia sẻ.
Ngày 1/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế LàoCai (BĐBPLàoCai) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Mua bán trái phép chất ma túy” xảy ra tại địa bàn tổ 6, phường Duyên Hải, thành phố LàoCai, tỉnh LàoCai để điều tra theo thẩm quyền.
Phát huy vai trò của người có uy tín, ông Lò Văn Kẹo, dân tộc Kháng, sống tại Bản Hin 2, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên đã gương mẫu xóa bỏ các hủ tục đã ăn sâu bén rễ trong đời sống thường ngày của người dân địa phương. Ông cũng tích cực vận động bà con người Kháng xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến trên cơ sở giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
“Bao đêm xuyên rừng âm u qua bao vách lèn hoang vu, hay giữa chốn bom đạn giặc Mỹ, ta gìn giữ miền biên khu. Khi xuất kích gian nan rừng sâu. Tình yêu thương đồng đội có nhau. Mỗi ngọn núi con sông nơi Trường Sơn, vẫn ấm áp tình dân”. Câu hát hào hùng trong ca khúc “Đêm Cha Lo” của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã đưa chúng tôi lên cổng trời theo con đường Hồ Chí Minh huyền thoại để đến với miền biên khu nổi tiếng của đất Quảng Bình chang chang cát trắng. Tỉnh Quảng Bình có đường biên giới đất liền dài 222,118km, tiếp giáp với hai tỉnh Khăm Muộn và Savannakhet, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn tuyến có 61 mốc quốc giới và 1 cọc dấu nằm trên địa phận 4 huyện biên giới Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh và Lệ Thủy thuộc địa bàn sinh sống chủ yếu của 2 dân tộc Chứt và Bru-Vân Kiều.
Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBPLàoCai, tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" tại 2 xã Nậm Chảy và Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh LàoCai.
Từ ngày 10 đến ngày 24/11, Bộ Chỉ huy BĐBPLàoCai phối hợp với Trung tâm văn hóa và điện ảnh, Hội văn học nghệ thuật tỉnh LàoCai tổ chức chương trình văn nghệ tổng hợp với chủ đề “Khúc hát nơi biên cương” phục vụ cán bộ, chiên sĩ và nhân dân các dân tộc khu vực biên giới tỉnh LàoCai.
Xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mùa này rợp sắc vàng của hoa dã quỳ. Chúng tôi theo sắc hoa ấy lội suối, leo đồi tới trang trại của ông Sừng Sừng Khai, người có uy tín trong đồng bào Hà Nhì giữa tiết trời lành lạnh của những ngày đầu đông năm 2023. Ở ngã ba biên giới này, ông Sừng Sừng Khai được mọi người quý trọng không chỉ bởi tư duy làm ăn kinh tế mà con là người có công “kéo” người Hà Nhì ra khỏi hiểm họa thuốc phiện, ổn định vùng người Mông di cư.
Mặc dù đã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2016, nhưng xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, tỉnh LàoCai vẫn còn rất nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn. Chia sẻ với chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng Bản Lầu, BĐBPLàoCai đã xây dựng các mô hình sinh kế nhằm giúp người dân có thêm thu nhập bền vững, sớm thoát nghèo.
Sáng 20/11, tại Hà Nội, Trường Trung cấp 24 Biên phòng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023). Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP dự buổi gặp mặt.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở chính trị, giúp dân xóa đói giảm nghèo và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình “Nâng bước em tới trường - Con nuôi đồn Biên phòng”, mở các lớp học xóa mù chữ, lớp học tình thương tại địa bàn đơn vị đóng quân...
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG DTTS & MN) mới được đưa vào tổ chức thực hiện tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022. Song với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; sự nỗ lực, quyết tâm cao và tính chủ động trong phối hợp của Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ Chương trình với các bộ, cơ quan Trung ương, thành viên Tổ công tác; sự nỗ lực của nhiều địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện nên đã thu được những thành quả bước đầu, với kết quả một số chỉ tiêu rất khả quan.
Từ Cột Mốc đến Sa Lai (xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La), đâu đâu người dân cũng nhắc đến Thiếu tá Trần Văn Phúc (nhân viên Đội Kiểm soát Hành chính, Đồn Biên phòng Chiềng Sơn, BĐBP Sơn La) - người đã kiên trì, cần mẫn dạy chữ cho đồng bào Mông nơi đây. Người thầy giáo quân hàm xanh không ngại khó, không ngại xa mang “ánh sáng” tri thức giúp người dân tự tin hơn để bắt nhịp với cuộc sống.