Cán bộ, chiến sĩ BĐBP có vai trò như những “sứ giả văn hóa” đồng hành với các miền biên cương, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hun đúc tình yêu quê hương đất nước, tô thắm bản sắc dân tộc. Xã hội càng trải qua nhiều biến động thì vai trò đó càng được phát huy hiệu quả, chưa kể ở các mặt trận an ninh phi truyền thống như phòng, chống dịch Covid-19, các chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh lại có cơ hội đóng góp sức mình cho cuộc chiến mới.
“Nếu không có các bố, các chú ở đồn Biên phòng thì cháu mãi chỉ là cậu bé mồ côi ở Chí Sáng. Nhờ mọi người yêu thương, tạo điều kiện mà cháu đã được đi học, biết thêm nhiều điều. Cháu sẽ phấn đấu trở thành vận động viên của Đoàn Thể dục Thể thao BĐBP” - Những lời tâm sự ấy của Tẩn Láo Lở, con nuôi của Đồn Biên phòng Sin Suối Hồ, BĐBPLaiChâu khiến nhiều người xúc động. Từ cậu bé mồ côi, Tẩn Láo Lở đã có một mái ấm và ước mơ của riêng mình…
Công tác tuyên truyền của BĐBP đối với ngư dân bám biển đạt hiệu quả như thế nào? Câu trả lời được thể hiện cô đọng bằng cụm từ “bám đảo” trong hành động của nhiều ngư dân. Ở tỉnh Quảng Ngãi, ngư dân chuyên bám biển Hoàng Sa, mỗi khi ra khơi đánh bắt thì các thuyền viên không nhắc chuyện đi đánh cá, mà luôn nhấn mạnh đến nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày 25-2, BĐBPLaiChâu (Việt Nam) và Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, Trạm kiểm soát Biên phòng xuất, nhập cảnh Kim Thủy Hà (Vân Nam, Trung Quốc) tổ chức tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới.
Ngày 25-2, Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai (Việt Nam) và Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, Chi đội Quản lý Biên giới Vân Sơn, Trạm kiểm tra Biên phòng xuất nhập cảnh Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) phối hợp tuần tra liên hợp thi hành pháp luật trên biên giới và phòng, chống dịch bệnh.
Lễ giao nhận quân tại các địa phương năm 2021 diễn ra trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, do vậy Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn các đơn vị giao, nhận quân phải bảo đảm nhanh gọn, thời gian buổi lễ không quá 20 phút; số lượng đại biểu dự Lễ do cấp tỉnh quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa phương. Không tổ chức các hoạt động văn nghệ, hội trại…
Đến hẹn lại lên, khi những ngày đông ảm đạm buốt giá qua đi, trên những sườn đá khô cằn, nứt nẻ, bạc thếch với thời gian, những mầm sống đang cựa mình, muôn hoa khoe sắc báo hiệu một mùa Xuân mới tươi vui đã về trên khắp rẻo cao các xã biên giới của huyện Mường Tè, tỉnh LaiChâu. Đồng bào dân tộc La Hủ nơi đây vừa đón một cái Tết ấm cúng, no đủ, sum vầy.
Trong những ngày đầu năm mới Tân Sửu, lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh đã tổ chức các đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu; thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ tại các tổ, chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên biên giới.
Thế là năm Canh Tý đã qua, năm Tân Sửu đã tới. Một năm mới với biết bao niềm hy vọng và chờ đợi. Niềm hy vọng từ niềm tin sâu gốc bền rễ “dĩ dân vi bản”. Sự chờ đợi từ những quyết sách của Đảng đã đưa ra. Con đường mới đã mở. Hướng đi lên đã tỏ. Ánh sáng cho ngày mai đã rõ. Mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng, công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh nâng bước cho “con Lạc, cháu Hồng” cất cánh.
Tiết trời vào những ngày đầu Xuân năm mới đang tràn đầy sức sống. Những người lính Đồn Biên phòng A Pa Chải, BĐBP Điện Biên thực hiện chuyến tuần tra đầu năm, với sự góp mặt của ông Lỳ Xuyến Phù, dân tộc Hà Nhì - người được ví như “cây đại thụ” ở vùng ngã ba biên giới.
Cuộc sống đã bước sang trang mới đối với Lê Văn Thìn và Lê Phi Lăng khi được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế nhận làm con nuôi. Bằng tình thương và trách nhiệm, những người lính Biên phòng đã yêu thương, chăm sóc 2 đứa trẻ. Câu chuyện về con nuôi của đồn Biên phòng trên dải Trường Sơn như bài ca gọi mùa Xuân về…
Các đơn vị BĐBP đóng quân phân tán, chủ yếu đứng chân trên địa bàn biên giới, hải đảo, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động lớn đến công tác bảo đảm hậu cần, tài chính. Trước tình hình đó, năm 2020, quán triệt Nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Chỉ lệnh công tác hậu cần của Bộ Quốc phòng, kế hoạch, hướng dẫn của Tổng cục Hậu cần và Nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy BĐBP, Đảng ủy, chỉ huy Cục Hậu cần BĐBP đã chủ động khắc phục mọi khó khăn, tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo triển khai bảo đảm tốt công tác hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng BĐBP vững mạnh toàn diện.
Đỉnh núi Sơn Bạc Mây cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, quanh năm mây bay là là như những chiếc khăn voan trắng trên đầu thiếu nữ. Từ đỉnh núi có vài nguồn nước chảy xuống vấp các sườn đá tạo thành các dòng thác cất tiếng uôm vang. Trên sườn núi ấy có một bản Mông được ngàn tán lá xanh bao phủ, hoa nở bốn mùa. Người ở bản xúng xính áo thêu, tươi tắn, sạch sẽ. Bản ấy là Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh LaiChâu.
Với niềm biết ơn và cảm xúc dâng trào, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Đảng nghĩ số triệu dân, nghĩ sức nước sông Cả, sông Hồng/ Nghĩ vóc dáng những Trường Sơn, dung mạo những đồng bằng/ Ta nghĩ chuyện nghìn năm chưa kịp nghĩ/ Và đôi mắt thần của Đảng chiếu tầm xa...” để thấy được những thành tựu đất nước ta gặt hái được hôm nay chính là kết tinh từ tâm sức, trí tuệ của lòng dân ý Đảng.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới nâng cấp độ phòng, chống Covid-19 ở mức cao nhất, thường trực sẵn sàng chiến đấu, tăng cường tuần tra kiểm soát, siết chặt quản lý biên giới, đường mòn, lối mở, ngăn chặn, xử lý hiệu quả hoạt động nhập cảnh trái phép qua biên giới.