Chiều 18/8, tại Đồn Biên phòng Sông Thanh (BĐBP tỉnh KonTum), đoàn đại biểu Đồn Biên phòng Sông Thanh và đoàn đại biểu Đại đội bảo vệ biên giới 532 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sekong, Lào) đã tiến hành hội đàm, ký kết các nội dung phối hợp trong thời gian tới.
Sáng 18/8, Đảng ủy BĐBP tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ mở rộng về công tác thi đua, khen thưởng dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP.
Thời gian vừa qua, chiêu thức “việc nhẹ, lương cao” đã len lỏi đến các bản làng khu vực biên giới tỉnh Gia Lai và không ít người đã vỡ mộng ở xứ người. Sự quyết liệt của lực lượng BĐBP, chính quyền địa phương trong đấu tranh với tội phạm mua bán người đã trở thành chỗ dựa cho đồng bào các dân tộc trong việc phòng ngừa loại tội phạm hoạt động tinh vi này.
Lúc 1 giờ 30 phút ngày 13/8, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBPKonTum phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (BĐBPKonTum), Công an huyện Ngọc Hồi tuần tra tại địa phận thôn Lệc, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum, phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi vận chuyển pháo và động vật hoang dã trái phép.
Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng hậu quả của chất độc hóa học gây ra còn lâu dài, đời sống của nạn nhân, gia đình nạn nhân còn rất khó khăn. Chính vì vậy, những năm qua, bằng nhiều nguồn lực và hành động thiết thực, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cùng chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt cho các nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và gia đình có thêm động lực vượt qua khó khăn, bệnh tật, ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
Ngày 8/8, tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh KonTum, Đại tá Lê Quốc Việt, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh KonTum đã tiếp, làm việc với đoàn công tác Công an tỉnh Attapeu, nước CHDCND Lào do Đại tá Sĩ Vơn Kẹo Xỉ Vông Xã, Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn.
Thật ra, Suối Cát là cái tên gợi nhớ một thời lính Biên phòng (BP) sống đơn độc giữa đại ngàn mênh mông. Ngày đó, địa giới hành chính của xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum còn kéo dài đến tận con sông Sê San (tiếp giáp tỉnh Gia Lai), mà nếu “cắt” theo đường thẳng thì chim phải bay đến... hai nhịp mới tới. Sau ngày chia tách thành lập huyện mới Ia H’Drai, các khu dân cư bắt đầu hình thành thì Đồn BP Suối Cát được đổi tên thành Đồn BP Ia Đal. Nói như thế để thấy, cùng với các Đồn BP trong tuyến, những người lính Đồn BP Ia Đal chính là công dân đầu tiên của huyện mới Ia H’Drai.
Chiều 1/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai tổ chức Hội nghị Tổng kết chuyên án về hoạt động mua bán người xảy ra trên địa bàn xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai (Chuyên án GL622). Các đồng chí Rah Lan Chung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai; Đại tá Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP dự và phát biểu tại hội nghị.
Năm 2022, Việt Nam và Campuchia kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967-24/6/2022) trong bối cảnh quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Trên nền tảng đó, khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia với vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và kinh tế-xã hội của hai nước đã luôn có những hoạt động, những câu chuyện sinh động, ý nghĩa của những người lính quân hàm xanh làm minh chứng sâu sắc cho tình đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới.
Nhằm chú trọng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, những năm qua, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, BĐBP Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và sáng tạo như duy trì các câu lạc bộ dạy nhảy, hay tổ chức nhiều hoạt động tham quan, học tập truyền thống, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị.
Vì thiếu thông tin, lại quá nhẹ dạ, cả tin, thời gian gần đây, một số người đã dính “bẫy” bởi chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ, lương cao”. Nhiều người trong số những nạn nhân đó đã may mắn được cán bộ, chiến sĩ BĐBP giải cứu.
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP, các đơn vị trong toàn lực lượng đã triển khai thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường”-”Con nuôi đồn Biên phòng” một cách thiết thực, hiệu quả. Cùng với việc nhận đỡ đầu con em nhân dân trên địa bàn, cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn “nâng bước” nhiều em học sinh nghèo ở những bản làng biên giới đối diện của các nước láng giềng (Lào, Campuchia).
Đây là 5 nạn nhân tiếp theo được hỗ trợ đưa về địa phương an toàn sau khi BĐBP Gia Lai tiếp nhận 2 công dân từ lực lượng Cảnh sát Biên phòng Campuchia trao trả trước đó vào ngày 3/7.
Chỉ vì tin vào lời dụ dỗ, lôi kéo “sang Campuchia làm việc nhàn nhã lại có thu nhập cao” của các đối tượng xấu mà 7 thanh niên thuộc hộ nghèo ở làng Kloong, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã bỏ lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ để “xuất ngoại”. Họ không hề biết rằng, ngay khi rời làng đã có “chiếc thòng lọng” chực chờ quàng lên cổ mình gây nên mối hiểm họa cho gia đình và người thân. Sau gần nửa tháng “thử việc” nơi đất khách, nhóm thanh niên phải gọi điện thoại về gia đình xin tiền chuộc để được… hồi hương.
Sau gần 1 tháng lập án và theo dõi hoạt động môi giới, tổ chức xuất cảnh trái phép sang Campuchia có dấu hiệu bị bóc lột, cưỡng bức lao động, vào lúc 18 giờ ngày 3/7, tại sân bay Pleiku (Gia Lai), Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP) BĐBP tỉnh Gia Lai phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm PCMT&TP miền Nam, Cục PCMT&TP BĐBP giải cứu thành công nạn nhân trong vụ mua, bán người sang Campuchia, đưa ưa họ về xã IaO, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai an toàn.