Những ngày qua, các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP và BĐBP Nghệ An đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai lực lượng, khắc phục sự bất lợi về thời tiết, làm tốt công tác chuẩn bị cho Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm”. Càng gần đến thời điểm diễn ra sự kiện, không khí “ngày hội” cho trẻ em vùng biên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đang hiện hữu.
Thành lập ngày 7/11/1976, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, gian khổ nhưng khi chiến tranh xảy ra, CB, CS Đồn CANDVT 657 - Đồn Biên phòng Ia Mơ ngày nay đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm, mưu trí làm thất bại các cuộc tấn công của bọn Pol Pot.
Với tình cảm tha thiết xen lẫn sự ngưỡng mộ, tự hào, Đại tá, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn trưởng Đoàn Văn công BĐBP) đã sáng tác ca khúc “Con nuôi đồn Biên phòng” để tri ân người cha nuôi Biên phòng nơi biên cương Tổ quốc. Mới đây, tác phẩm đã nhận giải C chuyên ngành âm nhạc Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2023 (do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức).
Sáng 25/9, tại cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh GiaLai), Bộ Chỉ huy BĐBPGiaLai tổ chức Hội đàm và hỗ trợ kinh phí cho Tiểu khu quân sự, Bộ Chỉ huy Hiến binh và Ty Công an tỉnh Ratanakiri, Campuchia.
"Nâng bước các em học sinh nghèo vùng biên đến trường là để tạo dựng nguồn lực tại chỗ để mai sau các cháu cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh" - với tâm niệm đó, những người lính Biên phòng trên các tuyến biên giới đã dành sự quan tâm đặc biệt cho cháu học sinh dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn biên giới.
Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” do Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức tại xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng đến trẻ em tại địa bàn biên giới. Các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP; Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đang phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan làm tốt công tác chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa này.
Sáng 22/9, tại Đồn Biên phòng Tây Yên, BĐBP Kiên Giang, các cơ quan chuyên ngành BĐBP, Công an, Việt kiểm sát đã tổ chức bàn giao các đối tượng, cùng tang vật trong Chuyên án A723p, đấu tranh, triệt phá đường dây tổ chức mua bán vũ khí quân dụng tại một số tỉnh, trong đó có tỉnh Kiên Giang để xử lý theo quy định.
Sáng 21/9, tại thành phố Pleiku, tỉnh GiaLai, Viện khoa học xã hội và nhân văn quân sự (Học viện Chính trị) phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBPGiaLai tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng “Thế trận lòng dân” bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới". Đồng chủ trì tọa đàm có Đại tá, Tiến sĩ Bùi Thanh Cao, Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội và nhân văn quân sự; Đại tá Nguyễn Văn Nghị, Phó Chính ủy BĐBPGiaLai.
Ngày 21/9, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C02, Bộ Công an) và BĐBP, Công an các tỉnh Kiên Giang, Bình Thuận, GiaLai, Kon Tum triệt phá thành công Chuyên án A723, bắt giữ nhiều đối tượng có hành vi tổ chức sản xuất, mua bán và vận chuyển vũ khi trái phép.
Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, song có những thanh niên đã trốn tránh và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Trong 2 ngày, 18-19/9, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi Dân vận khéo năm 2023. Tham gia hội thi có 8 đội đến từ các đơn vị cơ sở trong BĐBP tỉnh.
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập (tháng 6/1975), Đồn CANDVT Ia Kla (lúc đầu mang phiên hiệu 23, sau đổi thành 649), CANDVT GiaLai (Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, BĐBPGiaLai ngày nay) đã đương đầu với những khó khăn, thử thách. Vừa chiến đấu bảo vệ biên giới, vừa đấu tranh với các phần tử phản động, bảo vệ an ninh chính trị địa bàn. Vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn CANDVT Ia Kla càng chiến đấu càng trưởng thành và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Những tiếng “ê a” đánh vần trong ánh đèn đêm của điểm trường vùng biên giới làm không gian rộn rã dần lên. Lớp học đặc biệt ban đêm miền biên viễn ấy dành cho các chị, các mẹ người đồng bào và cả những người Lào theo học.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Chiến thắng trên của Đồn CANDVT Ia Pnôn đã tiếp thêm sức mạnh, góp phần cổ vũ các đơn vị trên toàn tuyến biên giới tỉnh GiaLai thi đua giết giặc lập công. Tất cả các đồn CANDVT đều chủ động bung lực lượng, tấn công địch từ xa.