Ở nơi biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) không chỉ chia sẻ với những học sinh trên địa bàn bằng những phần quà để cải thiện bữa ăn hay đồng hành trên con đường tới trường, mà còn trang bị cho các em những kỹ năng để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn. Việc chăm chút những mầm non nơi biên giới được những người lính Biên phòng làm với tất cả tình thương và trách nhiệm.
18 năm đằng đẵng đứng bờ Bắc ngóng về bờ Nam, vời vợi nỗi nhớ vợ con, nỗi lòng của người lính gác đèn biển Phan Văn Đồng bên bờ sông Bến Hải đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp chuyển tải thành bài ca “Câu hò bên bờ Hiền Lương”. Hơn 50 năm hòa bình lập lại, hai bờ đã chung một nhịp cầu, nhưng bài hát ấy vẫn vang mãi, như khúc tình ca về tình yêu, lòng thủy chung sắt son đôi bờ vĩ tuyến.
Dân ca, dân vũ, dân nhạc là loại hình diễn xướng dân gian của dân tộc Việt, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trên toàn quốc nói chung, người Ê Đê ở tỉnh Phú Yên nói riêng đã và đang góp phần xây dựng và phát triển di sản văn hóa phi vật thể của người DTTS ở tỉnh Phú Yên.
“Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử - đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.
Mỹ là siêu cường kinh tế và quân sự, luôn có sự kiêu hãnh của một cường quốc, trước dân tộc Việt Nam ý chí quật cường, không bao giờ chịu khuất phục trước mọi sức mạnh. Mỹ sử dụng “bài cuối cùng” bằng không quân chiến lược B52 tấn công Hà Nội để uy hiếp tinh thần và ý chí của ta trên bàn đàm phán hòa bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Trong những ngày tháng 4 này, lòng chúng ta ai cũng hân hoan trào dâng những niềm vui bất tận khi nhớ về cách đây 47 năm với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Đất nước ta đã thống nhất trọn vẹn, non sông thu về một mối, nhân dân hai miền Nam Bắc sum họp một nhà, thỏa lòng ước mong, tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu từ 6 năm về trước trong lời chúc Tết Xuân Kỷ Dậu năm 1969 trước lúc Người đi xa : “Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào/ Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn”.
Vào lúc 20 giờ ngày 19-11, Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ tử vong, hy sinh trong đại dịch Covid-19 (gọi tắt là Lễ tưởng niệm) được tổ chức trang nghiêm, long trọng tại hai điểm cầu chính là Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, kết nối trực tuyến đến nhiều địa phương trong cả nước.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đầu tháng 2-2020, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã quán triệt và triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch (PCD). Không chỉ sử dụng lực lượng tại chỗ, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ (CB,CS), hàng trăm phương tiện từ tuyến sau đã được điều động, tăng cường cho biên giới. Theo “tiếng kêu sơn hà nguy biến”, BĐBP đã tiên phong, lập phòng tuyến, bịt kín tuyến biên giới đất liền, bờ biển.
Đồng chí Đại tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đi xa, để lại cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế niềm tiếc thương vô hạn. Là vị tướng trưởng thành qua chiến đấu, từ một người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến người chỉ huy cao nhất của Quân đội ta; dù ở cương vị nào, đồng chí Phùng Quang Thanh luôn là tấm gương mẫu mực, đức độ, tài năng, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội.
Bên trong khối kiến trúc màu than đá đen tuyền, Bảo tàng Quảng Ninh là tập hợp đồ sộ tư liệu lịch sử văn hóa của vùng đất này. Những năm gần đây, trong tình trạng các bảo tàng đều hoạt động cầm chừng, tẻ nhạt, thiếu sức hút thì Bảo tàng Quảng Ninh luôn tấp nập đón khách, không ngừng nghỉ.
Sẽ không ngoa khi nói rằng, đời sống hiện đại còn khá xa vời với người dân xóm Cà Lò, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cho tới bây giờ, Cà Lò vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ với núi non hùng vĩ và những phong tục truyền thống của cộng đồng người Dao sinh sống nơi đây. Cà Lò chính là “món quà” bất ngờ cho những người ưa tìm tòi, khám phá văn hóa bản địa nhưng cũng khiến người ta không khỏi chạnh lòng vì độ nghèo khó của xóm biên giới xa xôi này.
Họ là những lão thành cách mạng đã và đang bước vào tuổi “bách niên giai lão”, đã cống hiến trọn đời cho lý tưởng cách mạng và độc lập, tự do của dân tộc. 75 năm trước, hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ đã trở thành những người phất cờ hồng, cùng cả dân tộc Việt Nam vùng lên giành chính quyền, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Và họ cũng đã sống trọn vẹn 75 trang đời đầy vẻ vang, trụ cùng tuế nguyệt để chứng kiến non sông, cơ đồ ngày một rạng rỡ, phồn vinh.
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, BĐBP Tây Ninh có 125 cán bộ, chiến sĩ đã hóa thân vào lòng đất mẹ; 238 người trở thành thương binh. Vì thế, ở các đồn Biên phòng từ Chàng Riệc đến Xa Mát, Lò Gò, Phước Tân… đều có bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Với người dân Tây Ninh thì đó là những “tượng đài máu” được tạc nên bởi sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ Biên phòng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Bảo tàng Biên phòng hiện có hơn 12 ngàn tư liệu, hiện vật. Trong số đó, có những hiện vật quý, hầu hết là hiện vật gốc đặc biệt có giá trị mà Bảo tàng Biên phòng có được trong quá trình sưu tầm trên khắp đất nước. Những hiện vật đó đã phản ánh những giai đoạn lịch sử của lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là BĐBP), làm nên bộ sưu tập đa dạng, phong phú của Bảo tàng Biên phòng suốt nửa thế kỷ qua.
Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt đất nước thành 2 miền Nam-Bắc. Cột cờ Hiền Lương được xây dựng bên bờ Bắc của sông Bến Hải như một biểu tượng của niềm tin, ý chí và sức mạnh, sự thống nhất non sông của dân tộc Việt Nam. Để giữ cho lá cờ Tổ quốc luôn tung bay trên bầutrời bờ Bắc, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Trạm Hiền Lương lúc đó đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh bảo vệ cờ.