Những năm gần đây, ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã từng bước phát triển, không còn nặng gánh kinh tế, nhưng họ vẫn còn nặng suy nghĩ phải con đàn, cháu đống mới có người làm rẫy, hay phải sinh con trai để có người nối dõi. Áp lực đè lên đôi vai những cặp vợ chồng “ăn chưa no, lo chưa tới”, nay giận, mai hờn cùng những đứa con còi cọc.
Những năm gần đây, ở nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk, đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã từng bước phát triển, không còn nặng gánh kinh tế nhưng họ vẫn còn nặng suy nghĩ phải con đàn, cháu đống mới có người làm rẫy hay phải sinh con trai để có người nối dõi. Áp lực đè lên đôi vai những cặp vợ chồng “ăn chưa no, lo chưa tới”, nay giận mai hờn cùng những đứa con còi cọc.
Từ khi thành lập đến nay, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng A Nông luôn xác định rõ phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Cùng với quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác Biên phòng, trên cơ sở bám sát thực tế, đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ, giữa gió núi, mây ngàn, cộng đồng dân tộc người Cơ Tu, Giẻ Triêng ở 2 huyện biên giới Tây Giang, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam đã bao đời gắn bó bên nhau, trở thành “phên dậu” vững chắc phía Tây của Tổ quốc. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đã góp sức người, sức của, cùng cả dân tộc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. Cho đến hôm nay, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát huy truyền thống cách mạng, cư dân trên dãy Trường Sơn luôn sát cánh cùng BĐBP bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Ngày 18/8, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam tổ chức Hội nghị sơ kết các chương trình, mô hình tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn biên giới, biển, đảo. Đồng chí Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam dự, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Trải qua 72 năm xây dựng, truyền thống cách mạng, phẩm chất của Thanh niên xung phong trong kháng chiến là hình mẫu để thế hệ trẻ học hỏi, tiếp bước cha anh, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, đoàn viên, thanh niên các đơn vị BĐBP luôn xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; đấu tranh phòng, chống tội phạm; đi đầu trong phòng, chống bão lụt, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn…
Xung kích trên đường tuần tra, dũng cảm, mưu trí đấu tranh với tội phạm hay bất chấp hiểm nguy dầm mình dưới mưa lũ để cứu người, đó là những hình ảnh đẹp của tuổi trẻ BĐBP Quảng Nam luôn in đậm trong lòng dân biên giới.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài. Trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo nhất có nguy cơ bị còi cọc cao gấp 3 lần so với trẻ em từ các hộ gia đình khá giả hơn, vùng Tây Nguyên, trung du và miền núi phía Bắc nơi có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) là khu vực có tỉ lệ cao nhất.
Phát huy vai trò xung kích trong công tác Đoàn, phong trào thanh niên, những năm qua, Đại úy Cầm Bá Thành, Chính trị viên phó, Bí thư Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, BĐBP Sơn La đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chỉ huy đơn vị trong các hoạt động hướng về nhân dân ở khu vực biên giới. Đồng thời, anh đã lãnh đạo chi đoàn đơn vị trở thành một trong những cơ sở Đoàn vững mạnh, có nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng.
Trong lòng nhiều người dân tộc thiểu số ở các xã biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung úy Phạm Thái Sơn, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế như người con, người em thân thương trong gia đình hơn là một sĩ quan Biên phòng. Gần gũi và thấu hiểu, những việc làm của anh luôn hướng về đồng bào, những mảnh đời còn khó khăn cần được giúp đỡ.
Thực hiện khẩu hiệu “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào”, nhiều năm qua, Đồn Biên phòng A Nông, BĐBP Quảng Nam đã có nhiều mô hình hay, hiệu quả nhằm giúp đỡ nhân dân, học sinh trên địa bàn đơn vị đóng quân. Mô hình “Tay kéo Biên phòng” là một trong những mô hình có ý nghĩa thiết thực, qua đó, gắn kết tình quân dân ngày càng bền chặt, góp phần xây dựng nền Biên phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.
Mỗi bữa bớt 1, 2 bát từ khẩu phần gạo cất vào “Hũ gạo tìnhthương” là việc dành dụm, chắt chiu sự yêu thương của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế để chia sẻ với những mảnh đời khó khăn. Câu chuyện về hạt gạo mang nặng nghĩa tình, nhân văn của những người lính Biên phòng đã được lan tỏa khi có thêm nhiều người cùng chung tay…
Vừa mang ý nghĩa bảo tồn di sản văn hóa nghề truyền thống, vừa phát huy giá trị kinh tế nông nghiệp, du lịch, nhiều địa phương ở Lào Cai đã từng bước khôi phục và phát triển nghề làm cốm truyền thống.
Chỉ chiếm khoảng 3,5% quân số nhưng dù ở vị trí công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những nữ quân nhân công tác trong BĐBP Nghệ An luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành tích chung của đơn vị. Dấu ấn của những “bông hồng xanh” thể hiện qua nhiều mô hình mới, cách làm sáng tạo trong các phong trào thi đua làm nổi bật hình ảnh phụ nữ Quân đội “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.