Thực hiện các Nghị quyết của Quân đội, BĐBP về “Tăng cường và đổi mới công tác vận động quần chúng của BĐBP trong tình hình mới”, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt nội dung nhiệm vụ tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, phù hợp và sát với tình hình thực tế từng đơn vị, địa bàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các đồn Biên phòng thuộc BĐBP Sóc Trăng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cho các tầng lớp nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn khu vực biên giới biển, với nhiều cách làm sáng tạo và mang lại hiệu quả cao.
Trong cuộc họp ngày 3-3, huấn luyện viên Park Hang-seo đã đề nghị Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF tạo điều kiện cho đội tuyển được tập huấn ở một địa điểm có những điều kiện tương đồng với UAE, quốcgia rất có thể sẽ dành được quyền đăng cai các trận đấu còn lại trong bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Những năm gần đây, hoạt động của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy trên tuyến biên giới tỉnh Nghệ An có diễn biến rất phức tạp. Trước tình hình đó, BĐBP Nghệ An đã triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, với lợi nhuận mang lại lớn, tội phạm ma túy vẫn lén lút hoạt động, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, liều lĩnh hơn. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh với tội phạm ma túy của BĐBP và lực lượng chức năng trên tuyến biên giới của tỉnh Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.
Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) được Quốc hội khóa X thông qua năm 2000 và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008. Vừa qua, Dự án Luật PCMT (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thảo luận tại tổ và hội trường. Phiên họp thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo và cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật. Trong phạm vi bài viết, đề cập một số nội dung tạo cơ sở pháp lý vững chắc để BĐBP nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về ma túy (TPVMT) ở khu vực biên giới (KVBG).
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững chắc ở khu vực biên giới, biển đảo, thời gian qua, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đồng bào các dân tộc trên biên giới đã cùng với BĐBP triển khai thực hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, hiệu quả. Qua đó, huy động được sức mạnh tổng hợp góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốcgia. Dưới đây là ý kiến tâm huyết của đại diện các đơn vị, địa phương và nhân dân về vấn đề này.
Tuy không phải là địa bàn trọng điểm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên trước diễn biến mới của dịch tại Kiên Giang, BĐBP tỉnh đã có nhiều biện pháp phòng, chống dịch. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Thế Anh, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang về vấn đề này.
Hòa chung trong không khí náo nức của ngày hội tòng quân trên cả nước, các đơn vị BĐBP đã tổ chức tiếp nhận chiến sĩ mới năm 2021. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, buổi lễ giao nhận quân tại các đơn vị diễn ra nhanh, gọn, an toàn.
Thời gian qua, lực lượng BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với MTTQ Việt Nam các cấp để huy động, tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu vực biên giới (KVBG), xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh. Đặc biệt, hai bên có nhiều hoạt động ý nghĩa đưa Ngày Biên phòng toàn dân 3-3 hằng năm trở thành ngày hội của cả nước hướng về biên giới, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở KVBG, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốcgia.
Từ công nhân hỏa xa đến người lính ở mặt trận Trung Lào, Điện Biên Phủ, đến vùng Đặc khu Vĩnh Linh, cuộc đời của Trung tá, cựu chiến binh Công an nhân dân vũ trang Lê Thanh Đạm (bí danh Thanh Sơn), quê ở xã Thanh Châu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (hiện nay đang sinh sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một phần trong trang lịch sử BĐBP. Mùa xuân này, cụ Đạm đã bước sang tuổi 99.
“Bộ đội làm việc trong môi trường công tác đặc thù, việc bảo đảm các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp họ thêm yên tâm công tác, vững tay súng vì sự bình yên của Tổ quốc và Nhân dân” - Đại tá Trương Văn Thanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 214 (Quân khu 3) cho biết.
Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) “Về việc xây dựng lực lượng Cảnh vệ nội địa và biên cương”, ngày 3/3/1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng); Nghị định nêu rõ: “Thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”. Từ đó, ngày 3/3 hằng năm trở thành Ngày Truyền thống của Bộ đội Biên phòng (BĐBP).
Trong năm qua, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, toàn lực lượng BĐBP đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn khu vực biên giới nước ta. Cùng với đó, các đơn vị BĐBP đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, hoạt động vi phạm pháp luật. Qua đó, BĐBP khẳng rõ vai trò chủ trì duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
Ở Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng), việc cấp ủy, chính quyền địa phương và đồn Biên phòng phối hợp tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân luôn được duy trì thường niên và gắn với phong trào “Toàn dân tham giabảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốcgia trong tình hình mới”. Bằng nhiều hình thức phong phú, thế trận Biên phòng toàn dân luôn hiện hữu trong mỗi hoạt động đời sống của người dân ở phường biên giới biển này.