Khu vực biên giới nước ta là “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đồng thời, là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch, phản động thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng nước ta với âm mưu, phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc. Cụ thể là:
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảotồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Đến nay, Việt Nam có hàng chục di sản văn hóa được công nhận ở cấp độ toàn cầu, cùng với một hệ thống đồ sộ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở cấp độ quốc gia hoặc địa phương. Đó chính là yếu tố nền tảng, tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ, động lực phát triển ngành du lịch. Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giá trị di sản văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Lý Sơn mùa này giữa mênh mông biển trời, thoảng trong tiếng gió và sóng ào ạt thổi vào xứ đảo này là tiếng ốc u như gọi người hướng về Lễ khao lề thế lính trong sâu thẳm biển, đảo Hoàng Sa.
Quảng Nam là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Trong nhiều năm liền, địa phương này là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Đây cũng là địa phương tiên phong trong xu thế phát triển du lịch xanh, giữ gìn giá trị văn hóa bản địa với những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách.
Vọng lại từ nghìn xưa tiếng của tiền nhân ẩn vào trong bờ đá, trong mép đầm, trong giếng nước Chămpa nhiều năm tuổi, cả trong những chữ Phạn lưu lại dấu tích của một thời di sản. Bây giờ, Sa Huỳnh với nền văn hóa cổ xưa nghìn năm tuổi càng khẳng định danh phận của mình.
Lễ cúng bản (Căm bản) diễn ra vào dịp đầu năm theo lịch của cộng đồng dân tộc Lào có ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp cho bản làng.
Suốt 12 năm qua, anh Hồ Hoàng Liêm (33 tuổi, trú tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) cùng cộng sự vẫn luôn miệt mài “cõng” điện mặt trời và “rạp chiếu phim” đến với bà con dân tộc thiểu số và học sinh vùng cao. Những ngọn núi cao chót vót, những hiểm nguy rình rập dưới vực sâu không ngăn được bước chân của chàng trai thành phố biển, bởi phía trước là đôi mắt trẻ thơ đang đợi chờ…
Khi xa Huế, du khách sẽ có cảm giác nhớ nhung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng đưa ra các nhận xét về du lịch Huế: Độc đáo không nơi nào có được; đã được quốc tế công nhận và còn nhiều bí ẩn đang chờ khám phá. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảotồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”.
Sau 2 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, chính quyền và nhân dân các phường ven biển quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng phấn khởi tổ chức Lễ hội Cầu ngư - vốn được coi là lớn nhất trong năm, vừa cầu mùa - cầu ngư, tế ngư thần, vừa bày tỏ khát vọng một năm “Trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang”.
Tỉnh Ninh Thuận đang có tuyến đường ven biển xếp vào hạng đẹp nhất nước, kéo dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh, hai vườn quốc gia rộng lớn. Mặt tiền là biển, lưng tựa núi, đây là lợi thế để cho Ninh Thuận phát triển du lịch ngang tầm với những người “hàng xóm” như Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng.
Lễ khai ấn đền Trần được duy trì tổ chức hằng năm không chỉ góp phần bảotồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống của dân tộc.
Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, dù công tác ở biên cương xa xôi hay hải đảo ngàn trùng sóng vỗ, dù ở miền Nam hay miền Bắc, cán bộ, chiến sĩ Biên phòng vẫn luôn vững tay súng, gắn bó với đơn vị, cùng ăn, cùng ở và sẵn sàng chia ngọt, sẻ bùi với nhân dân trên địa bàn.
Sinh thời, cứ mỗi mùa Xuân đến, Bác Hồ kính yêu lại có thơ chúc Tết quân và dân cả nước. Mỗi áng thơ Xuân đều có tính dự báo với tầm nhìn chiến lược sâu sắc mang một ý nghĩa lớn lao. Cách đây 60 năm (năm Quý Mão 1963), lúc cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, lời thơ chúc Tết của Bác ngắn gọn nhưng toát lên một khí thế mới: “Mừng năm mới - Cố gắng mới - Tiến bộ mới - Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi…”.
Với hơn 100 hiện vật được trưng bày, Trung tâm Quản lý bảotồn di sản văn hóa Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã giúp người tham quan có cơ hội chiêm ngưỡng những tinh hoa của gốm Chu Đậu. Đặc biệt, các hiện vật này đã nằm dưới lòng biển Cù Lao Chàm hàng trăm năm, tuy nhiên, sự khắc nghiệt của môi trường không làm mờ phai những giá trị của gốm, vẫn mặc nhiên kể câu chuyện thời gian.