Bảo tồn đa dạng sinh học
Việc Nam có đa dạng tài nguyên sinh vật cao thứ 16 trên thế giới và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.
Việc Nam có đa dạng tài nguyên sinh vật cao thứ 16 trên thế giới và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu.
Là thông điệp mà Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) muốn gửi tới cộng đồng thông qua Giải “Chạy vì Động vật hoang dã - Động vật hoang dã không phải là thuốc" được tổ chức hôm nay, 6/11/2022 với sự đồng hành của tổ chức Sporting Republic.
Tận dụng việc giao dịch không trực tiếp, khả năng kết nối từ xa, có thể che giấu danh tính, mạng xã hội đã trở thành một kênh trao đổi, giao dịch động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã. Theo báo cáo của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên (WildAct), các loài rùa cạn và rùa nước ngọt là nhóm mặt hàng bị buôn bán phổ biến thứ hai trên mạng xã hội Facebook, chỉ sau các sản phẩm từ voi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loài rùa bản địa của Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Nhận định này được đưa ra tại cuộc tọa đàm “Chợ rùa trên mạng xã hội và tình trạng loài rùa ở Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation phối hợp tổ chức diễn ra sáng 14/10, tại Hà Nội.
Hoạt động gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) vì mục đích thương mại ngày càng phát triển và mang lại nguồn thu không nhỏ cho các cơ sở gây nuôi. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế quản lý hoạt động này còn khá lỏng lẻo và thiếu giám sát chặt chẽ. Điều này đã tạo cơ hội để ngày càng nhiều đối tượng lợi dụng kẽ hở pháp luật nhằm “hợp pháp hóa” ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp từ một cơ sở đã được cấp phép nuôi để buôn bán, vận chuyển ĐHVD.
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN) cho biết, trong những năm gần đây, tình trạng buôn bán, nuôi giữ các loài rùa gia tăng dẫn đến suy giảm loài động vật này trong tự nhiên, trong đó một số loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Từ năm 2018 đến nay, ENV đã ghi nhận gần 2.000 trường hợp vi phạm liên quan đến các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, có 3.500 cá thể rùa đã được giải cứu từ các vụ bắt giữ vi phạm.
Bước ra khỏi không gian nhà mồ, tượng nhà mồ trở thành hiện vật văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên được trang trí ở các khu du lịch, điểm du lịch. Ở đó, du khách được chiêm ngưỡng các bức tượng sần sùi, mộc mạc và được giới thiệu, được tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc đặc biệt này.
Ngày 13/9, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam”. Tham dự tọa đàm có đại diện ENV, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và một số cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia và tổ chức bảo tồn.
Được mệnh danh là “Nữ hoàng linh trưởng”, voọc chà vá chân nâu gây chú ý bởi vẻ đẹp rất riêng cũng như độ hiếm có của nó. Được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách cần được bảo vệ vô điều kiện, thế nhưng, voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) đang phải đối diện với nhiều tác động từ cuộc sống con người, từ đó đặt ra những thách thức không nhỏ cho chính quyền địa phương trong công tác gìn giữ, bảo tồn loài sinh vật quý hiếm này.
Mặc dù bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng tình trạng săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã ở một số địa phương của nước ta vẫn diễn ra phức tạp. Trên địa bàn biên giới, các đơn vị BĐBP đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng tuyên truyền để người dân tham gia bảo vệ rừng, hệ sinh thái và động vật hoang dã.
Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) được coi là “hoan tiệc” của các loài chim bản địa và cả những loài chim di cư theo mùa. Và tất nhiên, nơi đó không thể thiếu những “tay máy” từ khắp nơi đổ lên Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà tìm “vận may”. Đó là những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc đẹp nhất về các loài chim đặc hữu, quý hiếm hay di cư ở vùng đất này.
Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ BĐBP còn thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường… Bên cạnh việc trực tiếp tham gia làm sạch biển, trồng cây xanh, BĐBP còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường biển với những hoạt động thiết thực như không xả rác thải nhựa, bảo vệ rùa biển, nói không với khai thác thủy sản tận diệt, trồng rừng ngập mặn, giữ gìn đa dạng sinh học…
Chiều 30-5-2022, nhóm các tổ chức bảo vệ gấu tại Việt Nam với sự tham gia của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Tổ chức FOUR PAWS và Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WAP) đã cùng lên tiếng kêu gọi các địa phương, đặc biệt là UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan có liên quan khẩn cấp và quyết liệt hành động để tiến tới chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật.
Nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng SEA Games 31, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự khi được Ban Tổ chức SEA Games 31 lựa chọn làm địa điểm tổ chức trình diễn bay khinh khí cầu với chủ đề “Cuộc dạo chơi của Sao la - Kỳ lân châu Á”. Đây cũng là cơ hội để huyện Vũ Quang quảng bá hình ảnh đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế, góp phần xây dựng Vũ Quang thành điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch.
Nơi biên viễn của tỉnh Quảng Nam, có những quần thể rừng ngàn năm tuổi được người dân Cơ Tu nhiều năm bảo vệ. Họ coi rừng là nhà và rừng cũng mang lại hệ sinh thái tự nhiên giúp người dân nơi đây sung túc hơn nhờ làm du lịch.