Những năm qua, tuổi trẻ BĐBP thành phố Đà Nẵng liên tiếp ghi dấu ấn bằng tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tình nguyện và xung kích trên các mặt trận công tác. Vượt qua khó khăn, gian khổ, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới biển cũng như thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất khi tổ chức yêu cầu.
Không ai nhớ rõ chiếc áo Vân Phụng Tiên Y được vua ban cho đồng bào Pa Cô ở A Xợp (nay thuộc xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đời này nối đời khác, những người uy tín nhất trong dòng họ có nhiệm vụ gìn giữ và kể lại cho thế hệ sau câu chuyện về tinh thần kiên cường chống giặc, giữ đất biên cương của cha ông.
Triển lãm “Tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia” nhằm giới thiệu tới công chúng, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân giá trị, ý nghĩa lịch sử, tầm vóc to lớn về chiến thắng của hai dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ… Qua đó, góp phần gìn giữ, củng cố và thắt chặt tình đoàn kết, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.
Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) HồChíMinh Cục Chính trị BĐBP, nhiệm kỳ 2022-2027 (gọi tắt là đại hội) có chủ đề là “Tuổi trẻ Cục Chính trị đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”, dự kiến diễn ra từ ngày 13-14/6. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của đoàn viên, thanh niên Cục Chính trị BĐBP nên các công tác chuẩn bị cho đại hội được triển khai chặt chẽ, chu đáo đúng quy trình, quy định.
Nhận lời mời của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Ấn Độ Rajnath Singh thăm chính thức Việt Nam từ ngày 7 - 10/6/2022.
Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, bắt đầu hành trình tìm ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
Cùng với việc đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ, thời gian qua, BĐBP Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chức năng và các đơn vị đứng chân trên địa bàn triển khai đồng bộ các biện pháp để xây dựng thế trận biên phòng vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ,an ninh biên giới biển, đảo của Tổ quốc.
10 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29-10-2012 của Quân ủy Trung ương về công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 623), Đảng ủy BĐBP Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức bảo đảm đầy đủ, kịp thời công tác hậu cần. Trong đó, tập trung phát huy tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, huy động các nguồn lực nhằm bảo đảm tốt công tác hậu cần; góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đối với những người lính trẻ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ làm nhiệm vụ bảo vệ Lăng Bác hôm nay, nhiệm vụ được “canh giấc ngủ Bác Hồ” có lẽ là nhiệm vụ thiêng liêng chứa đựng nhiều xúc cảm. Bởi các anh đứng đây đâu chỉ canh một bóng hình, một con người cụ thể, mà là canh cho “tinh thần HồChíMinh, tư tưởng HồChíMinh” luôn tỏa sáng, soi rọi cho cách mạng Việt Nam vững bước tới tương lai. Các anh đang tiếp tục gánh trên vai mình trọng trách mà Trung đoàn 600 anh hùng thuộc lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP, đơn vị được Bác Hồ tặng cho danh hiệu “Thanh kiếm báu” của Đảng đã hoàn thành xuất sắc.
Theo nhà sử học John Callow, hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch HồChíMinh là lựa chọn đúng đắn, có tính thực tế cao nhằm tìm hiểu cả về chính trị, kinh tế và văn hóa của các nền văn minh.
Sáng 17-5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và dự lễ tiếp nhận hiện vật tại Bảotàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Một trong những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng Việt Nam là xuyên tạc, đối lập giữa tư tưởng HồChíMinh và Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Có một Điện Biên gần lắm trong lòng người dân đất Việt; gần như tấm huy hiệu chiến thắng Điện Biên có hình ảnh người chiến sĩ đội mũ nan, giương súng dưới lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” phập phồng trên ngực trái tim người lính Điện Biên; gần như tên đường thân thiết Điện Biên Phủ ở Hà Nội có cột cờ thủ đô phấp phới bay lộng gió; gần như tên gọi trìu mến của bạn bè quốc tế khi hô vang “Việt Nam - HồChíMinh”, “Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp”; gần như chiến công 12 ngày đêm, một “Điện Biên Phủ trên không” hạ pháo đài bay B52 của đế quốc Mỹ. Điện Biên Phủ trở thành danh từ chung biểu tượng cho ý chí quật cường và chiến thắng vẻ vang của lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
Hòa bình lập lại, biên cương liền một dải, những chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) lại lên đường ra biên giới, bờ biển để tiếp tục sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn cách mạng mới.